Trọng tâm của dự án thí điểm này là sử dụng đèn LED để thay thế cho hệ thống đèn truyền thống (hiệu suất thấp, tiêu thụ nhiều dầu D.O) cho đội tàu đánh bắt thủy hải sản tỉnh Ninh Thuận tại 2 xã Tri Hải và Thanh Hải, huyện Ninh Hải có đội tàu đánh bắt xa bờ.
Đèn LED là một sản phẩm chiếu sáng hiện đại, hiệu suất chiếu sáng và tuổi thọ cao, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng. Hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED sẽ mang lại những lợi ích sau:
· Với cùng một mức chiếu sáng, hệ thống đèn LED giảm được khoảng 50% lượng dầu diesel (D.O) so với trường hợp sử dụng hệ thống chiếu sáng cũ (đèn truyền thống) bằng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang và Metal Halide (viết tắt M-H).
· Việc giảm tiêu thụ dầu diesel đã trực tiếp làm giảm phát thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ mội trường, đồng thời giảm được chi phí cho các hộ ngư dân trong quá trình làm nghề khai thác thủy, hải sản xa bờ.
Dự án được sự tài trợ của tổ chức GEF SGP với kinh phí là 1.017.360.000 đồng và Công ty cổ phần bóng đèn điện quang đóng góp 100.000.000 đồng. Những lợi ích mang tính trực quan trên giúp thay đổi nhận thức của ngư dân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây chính là những yếu tố quan trọng giúp phát triển bền vững ngành khai thác thủy hải sản ở Ninh Thuận, mở ra khả năng nhân rộng mô hình này cho các đội tàu đánh bắt xa bờ trong cả nước.
Do chủ tàu thiếu thông tin về công nghệ nên “tiết kiệm” hết mức có thể và chưa được huấn luyện thấu đáo về hệ thống đèn chiếu sáng truyền thống nên ngư dân đã vi phạm rất nhiều nguyên tắc mà theo đó có thể kéo theo những hệ lụy khó lường, đó là:
1. Các bộ đèn thường không có tụ bù hoặc dùng tụ không đúng trị số. Trong trường hợp này, hệ số công suất của hệ thống rất thấp (khoảng 0,5 – 0,6). Như vậy, để hệ thống đèn hoạt động bình thường, công suất máy phát điện buộc phải tăng lên khoảng hai lần so với trường hợp hệ số công suất xấp xỉ bằng 1 (khi có tụ bù hợp lý). Điều đó cũng có nghĩa là chủ tàu phải chi phí nhiều tiền hơn để mua máy phát điện công suất lớn và chi phí nhiều tiền mua dầu diesel (D.O) hơn trong mỗi chuyến đi biển dài ngày.
2. Đèn không được che chắn dễ bị nổ, vỡ khi có nước mưa, nước từ sóng biển hoặc nước từ ngư lưới cụ rơi vào. Điều này không những gây nguy hiểm cho các ngư phủ mà còn làm giảm tuổi thọ của đèn. Theo tính toán, khi không che chắn, chỉ có khoảng 25% ánh sáng của đèn chiếu xuống mặt nước để dẫn dụ cá. Ngoài ra phần lớn ánh sáng cường độ cao lãng phí chiếu “lên trời” hoặc chiếu trực tiếp lên mặt tàu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thị lực của ngư dân. Nhiều ngư dân đã mất khả năng lao động do thị lực bị suy giảm nghiêm trọng sau nhiều năm đi biển do tiếp xúc thường xuyên với nguồn sáng cường độ lớn.
Mục tiêu của dự án giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng khai thác thủy sản xa bờ về hiệu quả sử dụng đèn LED trong đánh bắt thủy sản thay thế cho đèn truyền thống, nhằm tiết kiệm năng lượng góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế sự biến đổi khí hậu.
Sử dụng đèn LED trong đánh bắt thủy sản thay thế cho đèn truyền thống nhằm tăng năng suất đánh bắt, giảm sử dụng dầu diesel thay thế hệ thống chiếu sáng đèn truyền thống. Kết quả của mô hình sẽ đúc kết thành bài học nghiệm, chia sẻ các thành quả đạt được của dự án với cộng đồng và các bên có liên quan.
Tiêu chí để lựa chọn chủ tàu trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ quan, ban ngành trong tỉnh có liên quan và chính quyền địa phương. Việc bình chọn các chủ tàu tham gia dự án dựa trên nguyên tắc tự nguyện, minh bạch, dân chủ và công bằng. Các chủ tàu tham gia dự án đã cam kết thực hiện các quy định của bản Hợp đồng xây dựng mô hình thí điểm hệ thống đèn LED trong đánh cá. Hợp đồng này quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia. Tính đến 30/9/2015, kết quả đã lựa chọn được 06 chủ tàu tham gia dự án, đây là 6 hộ có công suất tàu từ 250-380 CV gồm: hộ ông Huỳnh Cường với tàu NT90952 TS, hộ Huỳnh Ry với tàu NT 91082 TS, hộ Huỳnh Văn Phượng với tàu NT 91082 TS thuộc thôn Khánh Hội, xã Tri Hải; Hộ Lê Trợ với tàu NT 92029 TS, hộ Võ Văn Hương với tàu 91086 TS, hộ Võ Xuân Lanh với tàu 90219 TS thuộc thôn Mỹ Tân, xã Thanh Hải đã lắp đặt hệ thống đèn LED hoàn chỉnh theo đúng hợp đồng thỏa thuận 2 bên. Hệ thống đèn LED trang bị cho các tàu theo thiết kế có công suất như sau:
Bảng 1. Công suất trang bị đèn LED thoe thiết kế trên 1 tàu
Tên đèn
|
LED
150W
|
LED
100W
|
LED tube
18W
|
Đèn nội thất
LED mica 18W
(hoặc tương đương)
|
Đèn gom cá (12V, một chiều, LED tube 10W
|
Tổng công suất
(kW)
|
Số lượng
|
04
|
12
|
10
|
4
|
6
|
2,112
|
Chức năng
|
Dụ cá
|
Dụ cá
|
Dụ cá
|
Nội thất
|
Gom cá
|
|
Bảng 2. Giá thành hệ thống đèn LED trang bị cho một tàu đánh bắt hải sản
Loại đèn
|
Số lượng
|
Đơn giá
(đồng)
|
Giá thành
(đồng)
|
Đèn chiếu xa
|
10
|
8.500.000
|
85.000.000
|
Đèn gần
|
40
|
400.000
|
16.000.000
|
Gom cá
|
4
|
600.000
|
2.400.000
|
Sinh hoạt và chiếu sáng buồng máy
|
6
|
400.000
|
2.400.000
|
Tổng kinh phí cho một tàu
|
105.800.000
|
Về cơ chế hỗ trợ tài chính: Hội chiếu sáng Việt Nam và Nhóm chuyên gia đã thống nhất với các chủ tàu: Các chủ tàu được mượn 100% vốn đầu tư cho hệ thống đèn LED; đồng thời các chủ tàu có nghĩa vụ trả lại cho dự án 85% số tiền được vay theo định mức thỏa thuận trả hàng tháng. 15% kinh phí còn lại các chủ tàu được hưởng trực tiếp. 85% số tiền trả lại nói trên sẽ tiếp tục quay vòng vốn cho các chủ tàu khác vay để trang bị hệ thống đèn LED cho các tàu mới hoặc bảo hành các hỏng hóc cho hệ thống đèn LED của các tàu đã được trang bị.
Các chủ tàu lựa chọn hệ thống đèn LED phù hợp để thay thế cho hệ thống đèn M-H. Công việc này luôn luôn mang lại nhiều lợi ích, đó là không những giảm chi phí nhiên liệu, tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống của ngư dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Phạm Châu Hoành –TTK LHH Ninh Thuận

Tàu đánh bắt thủy sản với hệ thống đèn truyền thống tại Tri Hải.

Trưởng nhóm chuyên gia TS. Nguyễn Hải Hưng đang giới thiệu về dự án

Đ/c Bùi Nhật Quang- Phó chủ tịch UBND tỉnh và Điều phối viên văn phòng GEF SGP tham dự Lễ khởi động dự án tại xã Thanh Hải.

Đèn LED ứng dụng thay thế đèn huỳnh quang, M-H trê