Hệ thống
HyperLink
HyperLink
HyperLink
Đối tác
ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN RONG SỤN TẠI NINH THUẬN Phạm Châu Hoành-LHH Ninh Thuận

Ninh Thuận với đặc điểm thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu thuỷ văn rất phù hợp cho việc triển khai ứng dụng mô hình phơi sấy Rong sụn trong nhà kính, tổng số giờ nắng trong năm từ 2.601-2.715 giờ/năm, tổng tích ôn 10.0000C. Số tháng nắng trong năm là 9 tháng/năm (tương đương 200 ngày nắng/năm). Tổng bức xạ trung bình trong năm nhờ có độ cao mặt trời lớn, thời gian chiếu sáng đồng đều nên tổng lượng bức xạ rất lớn 238 Kcal/cm2 (xem bảng 1).

 

 Bảng 1: Số giờ nắng trung bình tháng năm (giờ):

Trạm

Tháng

Năm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

 

Phan Rang

245,9

248,7

276,0

257,4

247,6

249,0

230,4

225,8

201,1

186,6

179,3

168,0

2.715,8

Nha Hố

253,3

256,5

300,0

247,0

237,1

196,2

215,6

191,9

177,3

171,4

162,9

191,8

2.601,0

 

                       (Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Thuận năm 2014)

Điều kiện tối hảo trên giúp cho việc ứng dụng dụng mô hình hiệu ứng nhà kính trong phơi sấy Rong sụn rất thuận lợi. Ninh Thuận với lợi thế chiều dài bờ biển 105 km từ Cà Ná đến Bình Tiên, là nơi dự trữ nguồn nguyên liệu thủy hải sản dồi dào, đồng thời tỉnh đã được xác định là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước có thể khai thác quanh năm với tổng trữ lượng cá, tôm tương đối lớn, khả năng khai thác 50.000 tấn/năm với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Biển Ninh Thuận gồm nhiều loài rong có giá trị kinh tế cao. Tháng 6/1993, Phân viện khoa học vật liệu Nha Trang, ông Huỳnh Quang Năng đã di thực trồng Rong sụn (Kappaphycus alvarezii) với 10 kg giống, mang về trồng ở đầm Sơn Hải, qua nhiều bước thăng trầm đến năm 2000 người dân nơi đây mới trồng được 15 ha trong lưu vực đầm Sơn Hải. Từ năm 2003 toàn tỉnh đã có 200 ha trồng rong sụn, tăng 13 lần so với năm 2000. Đến nay, rong sụn được phát tán nhanh ra các vùng khác trong tỉnh (Mỹ Hòa, đầm Nại, Thái An, Cà Ná…), không những trồng trong đầm, mà còn phát triển ra các vực nước ven biển trên 500 ha, tăng 125% so với năm 2004. Ngành nông nghiệp Ninh Thuận thường gọi đây là cây xoá đói giảm nghèo cho cư dân sống ven biển. Nhìn chung, điều kiện khí hậu thủy văn tại Ninh Thuận rất thuận lợi cho phát triển nghề trồng rong sụn quanh năm.

Rong sụn là loài rong phát triển rất nhanh, tốc độ tăng trưởng 3-6%/ ngày. Sản lượng đạt 30 tấn khô/ha/năm. Thành phần hoá học chủ yếu của rong sụn là Carrageenan, chiếm 40-55% trọng lượng khô. Sản xuất Carrageenan bắt đầu từ năm 1862, đến nay các nước sản xuất Carrageenan nhiều nhất là Phillipine, Mỹ, Đan Mạch, Pháp... Năm 2001, tổng sản lượng Carrageenan trên thế giới là 42.390 tấn trong đó: châu Âu chiếm 32%, Mỹ 21%, Châu Á-Thái Bình Dương 47% (nguồn: Đào Trọng Hiếu, năm 2006). Ninh Thuận cũng có nhà máy chế biến Carrageenan của Công ty cổ phần rau câu Sơn Hải ở huyện Thuận Bắc với công suất 600 tấn Carrageenan/năm.

Rong sụn là loại thực vật dạng Thallus (chưa phân hoá thành thân, rễ thật sự), sống bằng quang hợp, có khả năng hấp thu các muối dinh dưỡng, chủ yếu là N, P để tổng hợp thành các chất hữu cơ, nên rong sụn có tác dụng làm giảm lượng vật chất hữu cơ trong nước. Phát triển trồng rong sụn là một trong những giải pháp xử lý sinh học có hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng nước các vùng nuôi trồng trong tỉnh.

Với tính chất hoá học và vật lý đặc biệt của Carrageenan, mà rong sụn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, y dược... và phi thực phẩm để làm chất đồng hoá, ổn định, tạo gel, tạo độ nhớt, tạo kết cấu... Carrageenan là chất phụ gia tốt nhất trong công nghiệp thực phẩm và ứng dụng Carrageenan rất lớn như sản xuất bơ sữa, nước giải khát, kem đánh răng, làm bánh kẹo....

Năm 2006, Hội đồng Khoa học tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt cho Khoa công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP/HCM thực hiện đề tài: “ Sản xuất thực phẩm từ rong sụn (Kappaphycus alvarezii)”, đề tài đã sản xuất được các sản phẩm từ chế biến rong sụn tại Ninh Thuận gồm: Kẹo dẽo trái cây; Mứt nhuyễn (jam tái cây); Mứt rong khô; Bánh tráng rong sụn; Siro rong trái cây; Rong sụn dầm gia vị. Với các sản phẩm được chế biến từ rong sụn của đề tài mở ra triển vọng đa dạng hóa sản phẩm từ rong sụn, đồng thời tạo điều kiện thúc đầy mở rộng diện tích trồng rong sụn tại Ninh Thuận, giải quyết lao động nhàn rỗi vùng ven biển và Ninh Thuận cũng là nơi cung cấp nguyên liệu rong sụn cho cả nước.

Hiện nay, với điều kiện chế biến Rong sụn sau khi đổ khuôn đem ra phơi ngoài trời không chỉ sản phẩm rong bị bụi bám, ruồi nhặng và tác nhân khác không đảm bảo vệ sinh dễ dàng xâm nhập vào sản phẩm mà quá trình làm khô diễn ra chậm vì nhiệt độ tự nhiên thấp, điều kiện thời tiết lại có biến động như gió, nắng yếu. Bên cạnh đó yếu tố rủi ro không thể tránh khỏi là khi phơi rong gặp trời mưa phải mất nhiều thời gian để di chuyển sản phẩm vào kho, quạt khô, sấy bằng lò điện và nếu xử lý không kịp sản phẩm sẽ bị ẩm làm nấm mốc phát sinh giảm chất lượng, sản phẩm bị thay đổi màu, mềm ra đồng nghĩa với việc sản phẩm kém chất lượng sẽ mất giá trị, gây thiệt hại kinh tế cho các cơ sở chế biến.

Muốn đạt được chất lượng ổn định lâu dài thì các hộ chế biến và kinh doanh Rong sụn sớm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) đó là mô hình sử dụng hiệu ứng nhà kính đã được ứng dụng để phơi các sản phẩm trong ngư nghiệp, nông nghiệp. Nhà kính có thể làm nóng các sản phẩm phơi khô lên cao hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài, nhờ đó quá trình làm khô sẽ được rút ngắn lại. Trong điều kiện tối ưu, hiệu ứng nhà kính có thể làm nóng hơn 55oC-600C (xem bảng 2). Đối với sản phẩm là rong, ngoài việc giúp rong khô nhanh hơn rất nhiều so với việc phơi ngoài trời tự nhiên mà còn giúp tránh được các nguồn ô nhiễm (ruồi nhặng, bụi bặm, mưa đột ngột...), vừa giải quyết được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm; bảo vệ môi trường, sức khỏe cho người dân địa phương và đáp ứng nhu cầu đối với người tiêu dùng. Ưu điểm của nhà kính còn đem lại sự tiện lợi cho các cơ sở chế biến rong, bởi họ có thể phơi sản phẩm của mình ngay cả khi trời mưa mà không phải tốn công sức vận chuyển vào kho để bảo quản, tiết kiệm điện năng. Nhà kính có thể thay đổi từ kích thước nhỏ đến quy mô lớn được sử dụng rộng rãi trên mọi vị trí, địa hình ở Ninh Thuận. Các cơ sở chế biến có thể dễ dàng xây dựng các quy mô phù hợp với năng lực tài chính của mình và nhân rộng mô hình ra các xã có làng nghề trong tỉnh như xã Cà Ná, Mỹ Tân (xã Thanh Hải ), xã Phước Dinh; phường Đông Hải - TP Phan Rang-Tháp Chàm…

Bảng 2: Kinh phí lắp đặt và hiệu quả mô hình phơi Rong sụn

 

STT

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện Mô hình tại cơ sở Lê Nhân

1

Tổng kinh phí thực hiện mô hình

153.360.700 đồng

2

Thông số kỹ thuật

 

2.1

Khung sườn, mái che, tấm lợp nhà kính

- Tổng diện tích bề mặt sàn phơi trong nhà kính 91m2 (chiều rộng 7m, chiều dài 13m).

- Hệ thống khung sườn nhà kính được làm bằng khung sắt (trụ ống tròn phi 60, dày 1,2mm) và có đế trụ bê tông, được kết nối với nhau bằng sắt hộp 40x80mm mạ kẽm, tạo kết cấu chắc chắn.

- Phần mái được thiết kế 02 mái hở, cố định và có mái che nóc để thông gió và bên hông có các cửa sổ đóng, mở để lấy gió.

- Có 02 lối ra vào được làm bằng cửa hai cánh trên thanh trượt;

- Toàn bộ mái và hông được lợp bằng tấm lợp lấy sáng polycarbonate đặc, trong suốt, dày 3mm, tuổi thọ trên 5 năm.

2.2

Khung phơi sản phẩm bên trong nhà kính

Khung phơi bên trong nhà kính được được thiết kế bằng sắt hộp 30x30mm, 02 tầng, chiều dài 3,8m, chiều ngang 0,7m và chiều cao 0,79m. Có 05 dãy phơi, mỗi dãy có 06 khung phơi (tổng số khung phơi là 30 khung).

2.3

Nhiệt độ

600C, luôn cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 8-100C

 

     Bảng 3: Đánh giá hiệu quả mô hình: So sánh khi sử dụng giải pháp phơi trong nhà kính so với dùng máy sấy bằng điện.

Chỉ tiêu

Đvt

Giải pháp phơi sấy

Kết quả đạt được

Nhà kính

Máy sấy

Chi phí đầu tư

dự án

153 triệu đồng/91m2

150 triệu đồng/máy

 

Tương đương

Năng suất thành phẩm sau phơi sấy

mẻ

350 kg thành phẩm/mẻ

50 kg thành phẩm/mẻ

Nhiều hơn gấp 7 lần so với dùng máy sấy

Thời gian phơi/sấy

giờ

60 – 72 giờ/mẻ

25 – 35 giờ/mẻ

Thời gian phơi lâu hơn 2 lần so với máy sấy

Điện năng tiêu thụ 

kwh

0 kwh/mẻ

195 kwh/mẻ

Hoàn toàn không tốn điện so với dùng máy sấy

Chi phí tăng thêm/kg thành phẩm (3,9 kwh/kg x 869đ)

đồng

0 đồng/kg

3.390 đồng/kg

Giảm chi phí khoảng 3.390đ/kg thành phẩm so với dùng máy sấy

Yếu tố ảnh hưởng của thời tiết (khi không có nắng và mưa)

 

Phơi sấy không được

Phơi sấy bình thường

Tuy nhiên, khả năng mưa ảnh hưởng ít vì lượng nắng Ninh Thuận nhiều, có quanh năm.

Nhiệt độ

0C

600C

Điều chỉnh theo từng sản phẩm

Luôn cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 8-100C

 

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực, có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp các cơ sở chế biến rong tiếp cận, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn. Mô hình này đem lại những lợi ích như sau (xem bảng 3):

- Giúp cải thiện chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm chi phí, nâng cao giá trị của sản phẩm rong làm mứt, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn;

- Hỗ trợ cho làng nghề, các cơ sở chế biến rong từng bước chuyển đổi phương thức phơi truyền thống trực tiếp từ ngoài trời sang phơi rong trong nhà kính nhằm cải thiện môi trường, mỹ quan làng nghề.

- Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn, từng bước áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn vào trong sản xuất, chế biến (là chủ trương lớn của Nhà nước).

Khẳng định xuất đầu tư nhà kính phơi rong đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản phẩm so với phơi theo kiểu truyền thống, thu hồi vốn nhanh. Thời gian phơi được rút ngắn hơn, phơi được nhiều mẻ rong/ngày, tiết kiệm chi phí thuê nhân công lao động, sản phẩm ít bị hư hỏng, nấm mốc, giảm lượng phế phẩm do thay đổi thời tiết. Ứng dụng mô hình này sẽ cải thiện giá trị chất lượng hàng hóa thương phẩm được nâng cao, tạo được uy tín cho cơ sở chế biến trên thị trường. Mô hình đã được Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận ứng dụng ở 1 hộ sản xuất (cơ sở Lê Nhân), Hội đồng nghiệm thu mô hình vào ngày 11/11/2016 đánh giá cao về áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn vào trong sản xuất, chế biến Rong sụn rất phù hợp với thực tế điều kiện thuận lợi sản xuất tại địa phương.

Sử dụng mô hình nhà kính để phơi sấy rong cải thiện được tình trạng ô nhiễm không khí khi phơi, tránh được ruồi nhặng, tránh được những tác nhân gây ra các bệnh tiêu hóa, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân trong khu vực dân cư, người tiêu dùng an tâm đến sử dụng sản phẩm rong hàng ngày và giảm tác động xấu đến môi trường./.

 

Mô hình nhà kính phơi Rong sụn tại cơ sở Lê Nhân phường Mỹ Bình, TP.Phan Rang-Tháp Chàm

 

Phơi Rong sụn trong nhà kính

 

Hội đồng nghiệm thu mô hình ngày 11/11/2016 tại cơ sở Lê Nhân

Hoành
Số lượt đọc: 2493 - Ngày cập nhật: 30/11/2016
 Về trang trước    Bản in    Về đầu trang
Bài đã đăng:
1234567
TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU       LIÊN HỆ
Designed by  Ninh Thuan Software