Táo xanh có tên khoa học: Ziziphus mauritiana, là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc châu Phi. Táo ta quả nhỏ, chỉ có một hạt rất cứng (loại quả có nhân cứng), hai tai lá biến thành gai. Ở nước ta, táo trồng ở miền Bắc và miến Nam. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 25-320C, cần nhiều ánh sáng. Táo có thể ở sống nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm, pH từ 5-7. Điều kiện đất đai và khí hâu ở tỉnh Ninh Thuận rất thích hợp cho cây táo sinh trưởng và cho năng suất cao.
Chất lượng táo được quyết định bởi các yếu tố cánh tác của người nông dân. Đối với táo ngoài yếu tố về giống thì những công việc sau đây cần phải quan tâm để táo có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo quản lâu hơn để vận chuyển đi xa trong cả nước. Quy trình kỹ thuật canh tác gồm:
1. Nước tưới: Cây táo rất cần nước, nhất là khi quả đang phát triển, nếu không đủ nước quả sẽ nhỏ và chát.
2. Đốn cây sau mùa vụ: Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau:
a. Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
b. Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.
3. Bón phân: Bón cân đối phân hóa học NPK, bổ sung phân trung lượng Ca, Mg và vi lượng (B0, Mo. Zn…) nhằm tăng khả năng đậu quả. Đặc biệt bón nhiều phân hữu cơ, phân chuồng cho trái có chất lượng và bảo quản táo được lâu hơn. Vùng Ninh Thuận chú ý bổ sung Mg thường bị thiếu, tăng cường bón Kali tăng sức đề kháng bệnh và cho trái ngọt hơn.
4. Phòng trừ ruối đục quả: Đây là tác nhân gây hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng quả và giảm năng suất nghiêm trọng. Ruồi đục quả trên táo phát triển mạnh vào tháng 1-5, mật độ cao vào tháng 9-10, thậm chí nhiều vùng ruồi đục trái còn phá hoại kéo dài cho đến tận tháng 12 hàng năm. Các phương pháp thường được áp dụng để hạn chế ruồi đục quả:
a. Phương pháp dẫn dụ: Dùng protein thủy phân. Nó là thức ăn ưa thích cho ruồi đực, ruồi cái và một số côn trùng khác ở giai đoạn trưởng thành.
- Protein thủy phân là chất dẫn dụ ruồi dạng sinh học không gây độc cho nông sản, không ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người.
- Protein thủy phân hiện có chế phẩm: Ento- Pro, Sofri protein 10DD.
- Ruồi ăn bả sau 2-3 ngày mới chết, trong thời gian này ruồi đi giao phối sẽ gây nhiễm chết những con khác (bả Protein thủy phân tiêu diệt cả ruồi đực và ruồi cái), nên tác dụng diệt ruồi cao trên 90%. Sử dụng bả protein thủy phân chi phi rẻ, hiệu quả cao.
b. Sử dụng một số loại bẫy bả khác chỉ diệt được con ruồi đực.
- Số lượng ruồi đực không tiêu diệt được hết. Ruồi cái vẫn được thụ tinh, nên mật độ của ruồi hại vẫn còn rất cao. Số lượng ruồi cái vẫn chậm và đẻ trứng vào quả, gây nên thối rụng. Vết ruồi châm sần sùi làm quả xấu ảnh hưởng tới giá bán.
c. Kỹ thuật pha, phun bả, đặt bẫy diệt ruồi:
Có nhiều cách để phòng trừ ruồi bằng bả Protein thủy phân, trong đó chủ yếu là phun trực tiếp lên cây và đặt bẫy bả. Phun bả nên áp dụng ở giai đoạn chưa có quả. Đặt bẫy bả khi bắt đầu giai đoạn tạo quả. Chú ý đặt bẫy xung quanh vườn nhiều hơn ở bên trong, nhằm mục đích diệt ruồi ngay tại bên ngoài vườn.
¦. Cách pha:
- 100ml bả Protein + 0,1g Regell 800 WG + 900ml nước
Lượng phun cho 1 ha là 20-50 lít dung dịch (sử dụng: 2-5 lít bả nguyên chất/ha cho 1 lần phun).
¦. Kỹ thuật phun:
Phun trực tiếp nên cây Táo dưới tán cây, độ cao điểm phun từ 1-1,4 m (trong tán cây táo), 2-3 cây phun 1 điểm, mỗi điểm phun ít nhất từ 0,7-1 m2, phun ướt đều (thời gian phun khoảng 5 giây, mỗi điểm phun khoảng 20ml-50ml dung dịch).
Do táo khai thác nhiều lứa trong năm, nên phun định kỳ 5-7 ngày một lần bắt đầu từ khi có hoa đến lúc đậu quả.
§. Chú ý:
- Vào mùa mưa, để đảm bảo lượng thuốc trên bẫy, 3-4 ngày phun 1 lần.
- Bình phun phải sạch, đặc biệt không được có mùi thuốc trừ sâu.
- Nên phun bẫy bả vào buổi sáng (tránh mưa, nắng gắt).
¦. Dùng bẫy bả:
+ Làm bẫy dạng đĩa:
- Dùng đĩa có đường kính khoảng 20cm, màu vàng được gắn miếng xốp thấm nước dày 1cm phía trong lòng đĩa. Dung dịch bả Protein được phun vào phần xốp này. Bẫy được đặt theo các cách sau:
- Đặt nơi thuận tiện côn trùng dễ phát hiện.
- Xung quanh vườn được đặt nhiều hơn.
+ Đặt theo hình nanh sấu.
5. Thu hoạch đúng thời điểm: Thu hoạch đúng độ chín trái cho thu hoạch. Táo thu hoạch khi chuyển màu xanh sang màu trắng xanh hay xanh có ánh trắng là táo có vị ngọt, giòn./.
Phạm Châu Hoành biên tập-LHH Ninh Thuận
Tập huấn bảo quản táo tại Ninh Hải