Hệ thống
HyperLink
HyperLink
HyperLink
Đối tác
LÀM THẾ NÀO GIÚP NÔNG DÂN GIẢM TỔN SAU THU HOẠCH NHO, TÁO TẠI NINH THUẬN

 Táo xanh là một trong những cây ăn trái chính của tỉnh Ninh Thuận nhưng hiện trạng công nghệ sau thu hoạch trái táo chưa được quan tâm đúng mức theo chuỗi giá trị. Từ khâu sản xuất đến thu hoạch, cho đến khâu phân loại, xử lý, đóng gói bao bì, bảo quản chưa có một chuẩn mực nào để hướng dẫn cho nông dân, nhà thu mua và doanh nghiệp bảo quản táo nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Được sự hỗ trợ kinh phí của Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam, Liên Hiệp các Khoa Học và Kỹ Thuật tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức năm 2016, với chủ đề: “Chuyển giao công nghệ bảo quản nho, táo sau thu hoạch là những sản phẩm đặc thù sản xuất tại tỉnh Ninh Thuận cho nông dân và doanh nghiệp”. Các giảng viên chuyên ngành bảo quản sau thu hoạch từ TP.Hồ Chí Minh rất nhiệt tình giúp đỡ các doanh nghiệp, nông dân trồng táo hiểu biết về xử lý bảo quản nho, táo qua khóa tập huấn ngắn ngày này. Thời gian từ ngày 8-10/8/2016 tại huyện Ninh Phước và từ ngày 11-13/8/2016 tại huyện Ninh Hải và TP.Phan Rang-Tháp Chàm.

            Các học viên được trang bị các kiến thức cơ bản về xử lý bảo quản trái táo và thực hành quy trình kỹ thuật bảo quản táo qua một số phương pháp của quy trình công nghệ mới đủ điều kiện áp dụng trong sản xuất, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị của trái nho, táo ở địa phương mình, từng bước nâng cao thu nhập cải thiện mức sống của người trồng và kinh doanh táo xanh Ninh Thuận.

Cây táo được trồng và phát triển mạnh ở Ninh Thuận từ năm 2005. Tính đến năm 2015 diện tích trồng táo trong tỉnh khoảng 1.107 ha (Sở Nông nghiệp và PTNN Ninh Thuận, 2015). Táo của Ninh Thuận hầu như có quanh năm, với năng suất đạt trung bình từ 35 - 45 tấn/ha. Mức sản lượng cung cấp cho thị trường trong nước hàng năm trên 20 ngàn tấn. Sản phẩm táo của Ninh Thuận có mặt ở cả hai thị trường miền Bắc và miền Nam của Việt Nam, đây là một lợi thế so với các tỉnh có trồng táo khác trong cả nước.

Tuy vậy, việc sản xuất và thâm canh cây táo ở Ninh Thuận cũng gặp không ít khó khăn như: Kỹ thuật trồng Táo chưa được các cơ quan chức năng nghiên cứu và chỉ đạo đúng mức, năng suất thường bấp bênh theo từng mùa vụ, thị trường và giá cả không ổn định. Nhất là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ cây táo chưa hợp lý, dẫn đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại không đúng kỹ thuật đã làm cho thuốc BVTV tồn lưu trong quả táo tăng cao.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên sản phẩm táo, đồng thời  nâng cao năng suất, chất lượng, giảm bớt thiệt hại do sâu bệnh, bảo vệ môi trường, sinh thái bền vững. Dựa trên cơ sở các Thông tư, Nghị định mới của Nhà nước về sản xuất cây ăn quả theo hướng an toàn đã ban hành. Được sự hỗ trợ kinh phí của Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh Ninh Thuận, Chi cục BVTV có biên soạn tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Táo an toàn tại Ninh Thuận”, nhằm giúp ích cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ chỉ đạo sản xuất và nhất là nông dân trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất Táo và sản phẩm được đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Táo sạch) .

Nhiều địa phương khác ở tỉnh Ninh Thuận như các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, diện tích trồng táo cũng được mở rộng. Nhiều hộ dân trồng táo cho biết: so với trồng nho, trồng táo chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc, năng suất bình quân 3,5 tấn/sào/năm. Với giá tiêu thụ như hiện nay từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, mỗi mùa thu hoạch táo, nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha. Táo Ninh Thuận được tiêu thụ rộng khắp ở các tỉnh thành trong cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, đồng thời được xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Với gần 1.000 ha táo đang trong thời kỳ thu hoạch, mỗi ngày Ninh Thuận cung cấp ra thị trường khoảng từ 60 - 80 tấn táo. Hiệu quả kinh tế của loại cây trồng này mang lại khá cao, nhưng người dân vẫn băn khoăn vì phong trào mang tính tự phát, trái táo chưa có thương hiệu và kỹ thuật bảo quản để tiêu thụ lâu dài.

Hiện nay, táo xanh Phan Rang chủ yếu dùng ăn tươi, sản xuất và tiêu thụ tự do, không bao bì nhãn mác, không có quy trình kỹ thuật ứng dụng xử lý bảo quản bà con không có tiêu chuẩn chất lượng táo nên giá bán còn  thấp và bấp bênh. Về chế biến có một số cơ sở nhỏ sản xuất chế biến từ táo như nước ép, táo sấy khô, mứt táo, rượu táo... Táo thu hoạch thường chưa qua khâu sơ chế nên thời gian bảo quản ngắn, chỉ sau 5 ngày chất lượng táo đã bắt đầu xuống cấp và sau một tuần có thể bị hư hỏng.

Hiện nay, táo Ninh Thuận tiêu thụ chủ yếu dưới hình thức quả tươi. Táo được phân loại tại các điểm thu mua của thương lái trong tỉnh, sau đó chuyên chở tới các chợ trong tỉnh, chợ đầu mối và các đại lý phân phối ngoài tỉnh. Phần lớn táo sản xuất ra (trên 70% sản lượng) được tiêu thụ thông qua các chợ đầu mối và các đại lý ngoài tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Quảng Ngãi,... số còn lại khoảng 30% sản lượng táo được tiêu thụ trong tỉnh Ninh Thuận. Hoạt động chế biến táo hiện nay còn hạn chế. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận mới chỉ có một ít cơ sở chế biến táo sấy khô (cơ sở vang nho Viết Nghi) và sản lượng chế biến còn rất nhỏ so với sản lượng táo được sản xuất tại địa phương. Táo sấy khô Ninh Thuận có ưu điểm là dẻo, dai, vị ngọt tự nhiên và đậm đà hơn so với sản phẩm cùng loại.

Công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các phương pháp thu hái và bảo quản sau thu hoạch nhằm vận chuyển giảm tổn thất sau thu hoạch tại vườn; quy hoạch khu vực thu mua và bảo quản táo bằng kho lạnh lồng ghép với các nhà sơ chế nho, táo của dự án ngành nông nghiệp quản lý (QSEAP). Nghiêm cấm bảo quản bằng hoá chất, đặc biệt là sử dụng hoá chất công nghiệp không rõ nguồn gốc xuất xứ. Phối hợp với cơ quan nghiên cứu, xây dựng dự án bảo quản táo bằng công nghệ cao CAS, MAP, sử dụng dung dịch AVI Bio Fresh… nhằm kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm từ 2-3 tháng.

Qua 6 ngày tiến hành tập huấn, mặc dù đã đến mùa vụ thu hoạch lúa Hè Thu, nhưng nông dân và doanh nghiệp ở địa bàn huyện Ninh Phước và Ninh Hải, TP. Phan Rang-Tháp Chàm đã sắp xếp thời gian đến dự lớp tập huấn phổ biến kiến thức năm 2016 đông đủ. Mỗi lớp là 100 học viên gồm các phòng ban của huyện, học viên chủ yếu là nông dân và doanh nghiệp thu mua nho, táo trên địa bàn huyện.Vượt qua thời tiết khô nóng, oi bức nhưng các học viên ở Ninh Phước và Ninh Hải đến dự tập huấn đông đủ. Trong quá trình học tập, qua từng bài giảng trên lớp các học viên mạnh dạn trao đổi ý kiến của từng bài học mỗi ngày. Nêu lên những hạn chế, khó khăn mà nông dân và doanh nghiệp thường gặp về bảo quản sau thu hoạch nho, táo trong thời gian qua.

            Mặc dầu không được cấp kinh phí cho thực hành, nhưng Ban tổ chức đã vận động học viên đóng góp nguyên liệu: 5 Kg nho, 5 Kg táo/lớp. Giảng viên cung cấp hóa chất bảo quản và các dụng cụ thực hành. Đây là nội dung quan trọng gắn kết học đi đôi với hành.Ban tổ chức tiến hành chia lớp làm 4 tổ học tập để dễ quản lý học viên hàng ngày. Tiến hành chia tổ để thực hành bảo quản nho, táo. Học viên cùng giảng viên kiểm tra độ cứng của quả, độ Brix0, nhiệt độ trong quả. Sử dụng Ozôn (O3), Calci clorua (CaCl2), dung dịch Bio Fresh, tuí đựng 1-MCP. Sau khi xử lý xong, tiến hành bao gói bằng màng bao Wrapping trên đĩa Polystyren, tiếp theo là bảo quản nho, táo dài ngày bằng kho lạnh…Đối với nho cần bảo quản nhiệt độ 3-50 C, táo với nhiệt độ 10-120 C; chú ý là bảo quản dưới nhiệt độ 30 C thì quả sẽ bị tổn thương lạnh (quả có màu như bị cháy nắng).

            Qua lớp học này, nông dân và doanh nghiệp đã được cung cấp thêm kiến thức bảo quản nho, táo nhằm kéo dài thời gian để cung cấp sản phẩm đạt chất lượng, màu sắc và độ giòn, ngọt đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng trong cả nước./.

                                                                        Phạm Châu Hoành- TTK LHH Ninh Thuận

 

Phát biểi khai giảng lớp học cho nông dân và doanh nghiệp trong tỉnh

Hoành
Số lượt đọc: 2230 - Ngày cập nhật: 22/08/2016
 Về trang trước    Bản in    Về đầu trang
Bài đã đăng:
1234567
TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU       LIÊN HỆ
Designed by  Ninh Thuan Software