Cây nho được du nhập vào Việt Nam từ năm 1960-1971 và chủ yếu được trồng tại Ninh Thuận. Với đặc điểm khí hậu thuỷ văn của Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, gió nhiều, độ ẩm không khí thấp (trung bình 76%), lượng mưa ít tạo điều kiện thích nghi cao cho cây nho sinh trưởng và phát triển tốt. Nho là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Quả nho được sử dụng để ăn tươi, chế biến thành nho khô, làm rượu, mứt nho, nước giải khát, ... các loại sản phẩm của nho được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Nho Ninh Thuận được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến với chất lượng tốt, đặc biệt trong thời gian gần đây giống nho NH01-48 đưa vào sản xuất đại trà, đây là giống nho ăn tươi, quả chín có màu xanh, ít hạt, độ brix cao, chất lượng của sản phẩm tương đương với các sản phẩm nho nhập nội vào thị trường nước ta. Hiện tại Ninh Thuận có khoảng hơn 1.650 ha đất nông nghiệp canh tác nho với sản lượng trung bình hàng năm hơn 30.000 tấn.
Ninh Thuận là tỉnh nằm ở vùng cực Nam Trung Bộ, tổng diện tích đất tự nhiên là 336.006,04 ha. Ninh Thuận là nơi giao nhau của 3 hệ thống giao thông quan trọng (quốc lộ IA, đường sắt thống nhất Bắc Nam và quốc lộ 27) tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương với các tỉnh, thành trong cả nước. Vị trí địa lý 10018’15” đến 11009’15” độ vĩ Bắc, 108009’08” đến 109014’25” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phí Nam giáp với tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp với tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông.
Tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây nho.
Ninh Thuận nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có thời gian chiếu sáng dài, mùa khô kéo dài đến 8-9 tháng, trời thường ít nắng hoặc quang mây, nên trung bình từ 2.800-2.900 giờ nắng/năm. Trong suốt 7 tháng đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 7 DL) mỗi tháng trung bình có trên 240 giờ nắng, mỗi ngày trung bình có trên 8 giờ. Các tháng 3, 4, 5 có số giờ nắng lớn từ 280-318 giờ. Các tháng ít nắng từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau, nhưng cũng đạt trên 6 giờ/ngày. Tháng ít nắng nhất là tháng 10, 11 (mùa mưa). Giữa các tháng nhiều nắng và ít nắng nhất chỉ chênh lệch khoảng 120-130 giờ nắng. Đặc biệt, tại Ninh Thuận có rất ít ngày trời không nắng. Cả năm có khoảng từ 5 -11 ngày trời không nắng. Suốt ngày nắng và số giờ nắng nhiều suốt năm.
Ninh Thuận có nền nhiệt đô cao quanh năm. Hầu hết vùng đồng bằng ven biển và các vùng núi thấp kế cận nhiệt độ trung bình hàng năm là 270 C và tổng nhiệt năm từ 9.5000C-10.0000C. Đồng thời với nền nhiệt độ cao quanh năm và ít biến động, không có mùa đông lạnh, trừ vùng núi cao trên 1.000 m.
Độ ẩm tương đối trung bình năm Ninh Thuận từ 76%. Trong mùa khô, nhiều tháng độ ẩm trung bình không quá 65%. Đến mùa mưa, độ ẩm cao hơn hẳn các tháng khác, nhưng cũng chưa đến 80%, giao động biên độ năm lại khá lớn đến 16 % vượt xa với các nơi khác. Thời kỳ có độ ẩm lớn là tháng 10, 11. Ninh Thuận có lượng bốc hơi nước rất lớn, trung bình từ 1.650-1.850 mm.
Ninh Thuận là một trong những tỉnh có lượng mưa thấp nhất ở nước ta. Phần lớn các vùng trồng nho ở Ninh Thuận có lượng mưa khoảng 700mm/năm, số ngày mưa khoảng từ 45-90 ngày/năm vào các tháng 9-11 DL. Lượng mưa phân phố không đều giữa 2 mùa (mùa khô và mùa mưa).
Ninh Thuận có điều kiện khí hậu thời tiết khô nóng, ít mưa, độ ẩm thấp là điều kiện lợi thế đặc thù riêng cho cây nho sinh trưởng và phát triển tốt.
Nghề sản xuất nho ở Ninh Thuận có thu nhập chỉ giới hạn là sản phẩm nho ăn tươi, 1 ha có giá trị kinh tế 100-150 triệu đồng/năm. Theo tính toán với diện tích 1.500 ha và năng suất 20 tấn nho tươi/năm, thì sẽ góp phần vào GDP 125 USD/người/năm.
Mặc khác ngành trồng nho thu hút một lượng lao động rất lớn, một vụ sản xuất nho cần 800-1000 lao động, một năm 3 vụ cần 2.400-3.000 lao động.
Tỉnh ta đã có hơn 18 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu liên quan đến cây nho. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tiến hành đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý Ninh Thuận cho sản phẩm nho, là điều kiện rất thuận lợi trong công tác triển khai.
- Sở KH&CN đang thành lập một tổ công tác với công việc tập hợp kết quả nghiên cứu khoa học trong thời gian qua xây dựng thuyết minh về chất lượng đặc thù của sản phẩm nho Ninh Thuận do điều kiện tự nhiên quyết định.
- Ngành nông nghiệp Ninh Thuận đã có quy hoạch vùng trồng nho trên toàn tỉnh, sẽ cung cấp bản đồ quy hoạch đã được duyệt khi tiến hành các bước đăng ký.
Hiện nay chưa có tổ chức, cá nhân nào đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Ninh Thuận cho sản phẩm nho.
Hội tụ các điều kiện thuận lợi trên, Ninh Thuận hy vọng sẽ được Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KH&CN cho phép đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nho Ninh Thuận, mở ra một triển vọng mới đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế.