Hệ thống
HyperLink
HyperLink
HyperLink
Đối tác
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT CHO CÂY NHO TẠI NINH THUẬN

 Cây nho (Vitis vinefera L.) là cây ăn quả và là cây đặc sản đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho nông dân ở Ninh Thuận. Năm 1997-1998 diện tích trồng nho tăng lên khá nhanh khoảng 2300 ha, nhưng đến năm 2000 diện tích giảm nhanh 1576 ha do thời tiết bất lợi và tình hình sâu bệnh diễn biến khá phức tạp. Riêng giống nho NH 01-48 được tỉnh triển khai năm 2000 với quy mô thí nghiệm 10 ha, đến năm 2006 diện tích nho NH 01-48 là 368 ha. Năm 2008, ngành nông nghiệp kiểm tra lại diện tích trồng nho chỉ còn 1650 ha, trong đó diện tích nho NH 01-48 giảm dưới 300 ha.

Với thực trạng hiện nay, việc thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học tổng hợp để tuyển chọn các giống nho chủ lực, hoàn thiện quy trình canh tác theo hướng hữu cơ sinh học, bảo vệ thực vật và bảo quản sau thu hoạch là vấn đề cấp thiết để duy trì và phát triển nghề trồng nho tại Ninh thuận, đồng thời tạo sản phẩm hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước khi dự án : Xây dựng chỉ dẫn địa lý" Ninh thuận" cho các sản phẩm nho tỉnh Ninh thuận sẽ kết thúc cuối năm 2009 sẽ tạo thương hiệu mạnh cho các sản phẩm nho.

Các nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển cây nho

 

STT

Tên đề tài

Năm thực hiện

Đơn vị thực hiện

1

Nhập nội, so sánh và chọn các giống nho mới (dùng cho ăn tươi)

1996-2002

Viện NC bông và CCS

2

Khảo nghiệm diện rộng và nhân nhanh giống nho mới NH 01-48 ra sản xuất.

2000-2002

Viện NC bông và CCS

Sở NN&PTNT

Trung tâm Khuyến nông

3

ứng dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước trên nho

2000-2002

Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam TP/HCM

4

Xây dựng bản đồ thích nghi cây nho

1999-2000

Sở NN&PTNT

 

5

ứng dụng IPM trên nho

1998-2002

Chi cục BVTV Ninh Thuận

 

6

Bảo quản nho tươi

2000-2002

Phân viện công nghệ sau thu hoạch TP/HCM

7

ứng dụng phân bón hữu cơ sinh học trên nho

2000-2001

Trung tâm chuyển giao tiến bộ nông nghiệp

Viện KHKT nông nghiệp miền Nam TP/HCM

8

Khảo nghiệm giống nho mới  Black Queen có triển vọng

2000-2002

Trung tâm giống cây trồng –vật nuôi NT

9

Nghiên cứu giống và bảo vệ thực vật trên nho

2000-2003

Viện NC bông và CCS

10

Nghiên cứu quy trình bảo quản nho tươi

2002-2004

Phân viện cơ điện NN&CNSTH

11

Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng nho tươi

2003-2004

Phân viện cơ điện NN&CNSTH

12

Nghiên cứu thị trường tiêu thụ nho

 

Phân viện cơ điện NN&CNSTH

13

Nghiên cứu quy trình phòng trừ bọ trĩ hại nho theo hướng sản xuất nho an toàn

2004-2005

Viện NC bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố

14

Nghiên cứu quy trình phòng trừ thán thư hại nho theo hướng sản xuất nho an toàn

2004-2006

Viện NC bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố

15

Xây dựng mô hình ứng dụng tiêu chuẩn EUREPGAP tại Ninh Thuận

2006-2007

Phân viện cơ điện NN&CNSTH

16

Nghiên cứu quy trình sản xuất vang nho quy mô nhỏ

2005-2006

Phân viện công nghiệp thực phẩm TP/HCM

17

Nghiên cứu quy trình sản xuất bột nho

2006-2007

Phân viện cơ điện NN&CNSTH

18

Nghiên cứu tập đoàn giống nho rượu nhập nội

2006-2008

Viện NC bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố

 

Cộng : 18 đề tài

 

 

 

Công tác nghiên cứu khoa học và công tác khuyến nông đã được Tỉnh quan tâm. Tuy nhiên, cần hoàn thiện kết quả nghiên cứu, đẩy nhanh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức nhiều lớp tập huấn và hội nghị chuyên đề về cây nho thông qua Câu lạc bộ Khuyến nông để chuyển tải kỹ thuật canh tác và thông tin khoa học nhằm hình thành vùng nho sạch.

Mặc dù cây nho NH 01-48 đã đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao, nhưng việc mở rộng diện tích NH 01-48 đang gặp nhiều khó khăn trở ngại chưa giải quyết được như:

            + Vụ Hè Thu cắt cành gặp thời tiết nóng nắng bị khô bông.

`           + Tác hại của sâu bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất nho trong vụ mưa, đôi khi gây thất thu nghiêm trọng. Vì cây nho NH 01-48 rất nhạy cảm với thời tiết (mưa, sương muối) tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

            + Hiện nay, nông dân còn sử dụng nhiều loại thuốc hoá học để bảo vệ nho có thể ảnh hưởng đến chất lượng và sức khoẻ người tiêu dùng.

            + Diện tích nho giảm nhanh do dịch bệnh thán thư vào mùa mưa, bọ trĩ vào mùa khô chưa có biện pháp khống chế hữu hiệu, gây thiệt hại đáng kể cho người nông dân.

            Muốn khắc phục vấn đề trên cần có sự hợp tác giữa nhà khoa học, nhà quản lý và người sản xuất nho, từng bước hình thành vùng nho an toàn và sạch bệnh theo hướng áp dụng biện pháp canh tác GAP (Good Agricutural Practice).

 

Định hướng phát triển cây nho của tỉnh Ninh thuận trong những năm tới:

 

- Tập trung năng lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng tỉ trọng cây công nghiệp (nho, mía, thuốc lá, bông) đưa giá trị sản lượng cây công nghiệp đạt 42,5% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp, trong đó cây nho chiếm vị trí là cây chủ lực.

- Sử dụng diện tích đất trồng nho có hiệu quả cao nhất trên cơ sở đất đã được quy hoạch đánh giá thích nghi, nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến và dịch vụ phát triển, ứng dụng rộng rãi những kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất hàng hoá nông sản sạch. Đánh giá lại diện tích trồng nho của tỉnh và phát triển cây nho hàng hoá chất lượng cao theo VietGAP.

- Hình thành thương hiệu hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm cho cây nho Ninh thuận./.

Hoành
Số lượt đọc: 2617 - Ngày cập nhật: 06/01/2015
 Về trang trước    Bản in    Về đầu trang
Bài đã đăng:
12345678
TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU       LIÊN HỆ
Designed by  Ninh Thuan Software