Hệ thống
HyperLink
HyperLink
HyperLink
Đối tác
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CÂY THUỐC, BÀI THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO CHĂM TẠI NINH THUẬN

 

Phần thứ nhất

ĐẶT VẤN ĐỀ

         

          Việt Nam là quốc gia có nền y học cổ truyền phát triển từ lâu đời và có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Nhiều năm qua, y học cổ truyền chính thống của nước ta phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm của nền y dược học Trung y. Đây là nền y học có vai trò và ảnh hưởng rất lớn trong thực tế nghiên cứu và điều trị không chỉ ở nước ta, mà ở nhiều nước trong khu vực châu Á (Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, ….)

Bên cạnh nền y dược học cổ truyền chính thống, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nước ta vẫn tồn tại các phương thức phòng và chữa bệnh theo kinh nghiệm và tri thức được tích lũy trong hoạt động thực tế đời sống xã hội. Vì vậy, trong thực tế tại hầu hết các quốc gia vẫn tồn tại một hệ thống Tri thức y-dược học dân tộc.

Mỗi dân tộc, do điều kiện tự nhiên nơi cư trú, tập quán văn hoá, tôn giáo và năng lực nhận thức tự nhiên đã hình thành và tích luỹ các tri thức về cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh theo các mức độ và sắc thái khác nhau. Điều đó đã tạo lên sự phong phú rất lớn về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong công tác phòng và chữa  bệnh. Tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc, bài thuốc của các dân tộc nước ta đã có vai trò rất lớn trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Nhiều bài thuốc hay đã trở lên nổi tiếng và được nghiên cứu ứng dụng trên quy mô rộng.

Tuy nhiên, dưới tác động của kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay, không ít trường hợp các kinh nghiệm truyền thống về sử dụng cây thuốc đã và đang có nguy cơ bị  xói mòn, mai một dần theo thời gian. Số lượng lương y người dân tộc có xu hướng giảm; các thế hệ hậu sinh ít có nguyện vọng và gắn bó với y học truyền thống của dân tộc mình. Điều đó dẫn tới khả năng mai một dần các tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

Bên cạnh đó, nhiều loài cây thuốc của nước ta đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ do bị khai thác quá mức hoặc bị huỷ hoại bởi môi trường sống. Trong tương lai, sẽ có không ít loài cây thuốc trở lên khan hiếm hoặc có nguy cơ bị tiệt chủng, nếu chúng ta không có biện  pháp bảo tồn và sử dụng bền vững.

Ở Ninh Thuận, có nhiều người Chăm sinh sống, nghề thuốc cổ truyền dân tộc Chăm dùng thuốc nam chữa bệnh đã có từ lâu đời, các kinh nghiệm cổ truyền về dược học của người Chăm đã tích luỹ các kinh nghiệm và kiến thức trong việc sử dụng các cây thuốc, động vật làm thuốc, có sẵn ở quanh môi trường sống để phòng và điều trị bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Nhưng đến nay nguồn cây thuốc ngoài tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt, nhiều người phải bỏ nghề thuốc của mình để chuyển sang kiếm sống bằng nghề khác. Vì vậy việc nghiên cứu, bảo tồn các cây thuốc và bài thuốc của đồng bào Chăm trong tỉnh Ninh Thuận khỏi bị mai một là một việc làm cấp thiết hiện nay.

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó Hội Đông y tỉnh đặt vấn đề cần tiến hành điều tra thực trạng cây thuốc và bài thuốc của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận và đã được Hội đồng khoa học của tỉnh đồng ý cho phép thực hiện đề tài này từ đầu năm 2005. Mục tiêu của đề tài bao gồm các phần sau:

1. Điều tra thực trang cây thuốc, bài thuốc đồng bào Chăm đã sử dụng chữa bệnh từ xưa tới nay.

2. Xác định tên khoa học, tên phổ thông, công dụng của một số cây thuốc đồng bào chữa bệnh có hiệu quả.

3. Biên soạn tập sách cây thuốc và bài thuốc người Chăm tỉnh Ninh Thuận (có chọn lọc).

4. Xây dựng vườn thuốc bảo tồn một số cây thuốc đồng bào Chăm sử dụng chữa bệnh có hiệu quả nhất.

 

 

 

 

 

Phần thứ hai

TỔNG QUAN

 

1.           Truyền thống sử dụng thuốc nam trong cộng đồng các dân tộc.

 

Việt Nam có một nền Y dược học cổ truyền (YHCT) hình thành từ đời Hùng Vương, đã có bề dày lịch sử trên 4.000 năm dựng nước và giữ nước. Y học cổ truyền Việt Nam đã được hình thành qua quá trình cùng lao động, sản xuất của 54 dân tộc anh em trong những điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt và các cuộc chiến đấu giữ nước dựng nước, cũng như trong quá trình lâu dài giao lưu trao đổi với các dân tộc trong khu vực và thế giới, nên hết sức phong phú, đa dạng và đặc sắc.

Nhiều kinh nghiệm sử dụng thuốc đơn giản đã có từ hàng ngàn năm nay như : Ăn trầu để bảo vệ răng miệng, ngậm gừng để chống rét, chống ho, ăn diếp cá, riềng để chống rối loạn tiêu hóa, nằm đệm ngải cứu, lá tre để chống đau nhức xương khớp... Nhiều cây thuốc nam đang được nhân dân sử dụng chữa bệnh có hiệu quả như Hoàn ngọc, Chó đẻ răng cưa, Xuyên tâm liên, Cỏ sữa, Bạch tật lê,Tắc kè, Hải mã, Mật gấu chữa được nhiều loại bệnh thông thường tại cộng đồng như ho, cảm cúm, thấp khớp, liệt do di chứng tai biến mạch máu não, xơ gan cổ trướng.... Từ một số cây thuốc nam, đã được y học hiện đại chiết xuất, tổng hợp được nhiều loại thuốc quý như: Aspirin từ cây Liễu đỏ làm thuốc hạ nhiệt giảm đau, Strychnin từ hạt Mã tiền làm thuốc bổ, kích thích thần kinh, Artesimin từ cây Thanh hao hoa vàng làm thuốc chữa sốt rét, Berberin từ cây Vằng đắng làm thuốc chữa lỵ, tiêu chảy, từ cây Trinh nữ hoàng cung chiết xuất ra thuốc chữa ung thư tiền liệt tuyến...... Đặc biệt Bồ kết đã đóng vai trò quan trọng trong thành công dập tắc dịch SARS đầu năm 2004. Những kinh nghiệm trên đã được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành một bộ phận quan trọng hình thành nên nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Từ các kinh nghiệm đơn giản, Y học cổ truyền Việt Nam dần dần đúc kết thành hệ thống các phương pháp phòng chữa bệnh độc đáo của nhiều chuyên khoa khác nhau (nội, ngoại, phụ, nhi, ngũ quan...) với nhiều hình thức rất phong phú, đa dạng (thuốc thảo mộc, động vật, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, ẩm thực trị liệu v.v...). Một phần của YHCT Việt Nam đã được ghi chép, tổng kết, ngày nay đã được dịch ra quốc ngữ: Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh - thế kỷ 14) ; Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Lê Hữu Trác, thế kỷ 18) ; Châm cứu tiệp hiệu diễn ca (Nguyễn Đại Năng, thế kỷ 15), Hoạt nhân toát yếu (Hoàng Đôn Hòa, thế kỷ 18).

Y học cổ truyền Việt Nam đã có Y miếu Thăng Long, có hệ thống khám chữa bệnh, có hệ thống thi tuyển và đào tạo lương y với nhiều thầy thuốc giỏi như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Hoàng Đôn Hòa v.v...

 

            2. Một số công trình nghiên cứu của một số địa phương trong nước.

            2.1- Công tác điều tra dược liệu và sử dụng thuốc nam trong nhân dân.

Theo báo cáo của Bộ Y tế ngày 25/12/1997: đã có 8 tỉnh dành kinh phí cho khôi phục vườn thuốc nam như thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Nam Định, tỉnh Yên Bái, tỉnh Quảng Nam… Toàn quốc có 659/3424 xã duy trì và khôi phục vườn thuốc nam ở trạm y tế sau khi có Chỉ thị 03 của Bộ Y tế, đạt 19,25%.

Bộ Y tế và một số tỉnh đã cấp kinh phí cho công tác xã hội hóa y dược học cổ truyền,  nghiên cứu khoa học nhằm duy trì và khôi phục phong trào trồng và sử dụng thuốc nam trong các trạm y tế, trường học và trong nhân dân.

- Tại thành phố Hà Nội,  Sở Y tế đã tiến hành điều tra đánh giá kiến thức hiểu biết và thực hành sử dụng cây thuốc và các phương pháp không dùng thuốc tại 24 xã thuộc 5 huyện ngoại thành bằng phương pháp ngẫu nhiên (1996-1997). Kết quả:

Tỷ lệ người hiểu biết và sử dụng các cây thuốc thông thường để chữa bệnh tại nhà là 80%;

Tỷ lệ người bệnh đến khám tại trạm y tế được chữa bằng các cây thuốc và xoa bóp bấm nắn là 17%

-Thành phố Hải Phòng, Sở Y tế đã điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng cây thuốc gia đình tại 7 xã theo mẫu hướng dẫn của Bộ Y tế và kiểm tra chấm điểm theo bảng điểm của Sở ở 10 xã (1994-1997). Kết quả 4 xã tốt, 4 xã khá, 2 xã trung bình; sau 5 năm xã hội hóa y học dân tộc, chương trình đã “Khơi dậy trong quần chúng một tiềm năng to lớn về kinh nghiệm chữa bệnh, về nguồn dược liệu địa phương”.

- Bệnh viện y dược học dân tộc Đà Nẵng đã thực hiện đề tài “ Hiệu quả triển khai công tác xã hội hóa y học dân tộc tại 7 xã và thị trấn”, kết quả:   

Tỷ lệ người dân của 7 điểm nghiên cứu về nhận diện được 3 loại cây: cây rau - cây thuốc, cây ăn quả - cây thuốc, cây cảnh - cây thuốc đạt tỷ lệ 83%.

Tỷ lệ người dân biết sử dụng cây thuốc nam chữa một số bệnh thông thường đạt tỷ lệ 95,25%

- Năm 2001 Hội Đông y tỉnh Quảng Nam thực hiện đề tài: “ Điều tra khảo sát các loại cây, con dược liệu làm thuốc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đề xuất phương hướng, cơ chế, chính sách để bảo tồn và phát triển với nội dung:

Khảo sát điều tra thu thập một số mẫu tên các loại cây, con dược liệu có trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Xác định tên khoa học, tên thông thường các loại dược liệu đã khảo sát được.

Nghiên cứu đề xuất phương hướng, cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển những loại dược liệu quý.

- Năm 1995, bệnh viện huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thực hiện đề tài “Góp phần đánh giá hiệu quả triển khai công tác xã hội hóa y học dân tộc”. Nội dung của đề tài:

Khảo sát đánh giá mức độ nhận thức, mức độ hiểu biết, việc sử dụng của cộng đồng và sự phổ biến trong cộng đồng cùng áp dụng cây thuốc gia đình và các phương pháp xoa bóp, day, ấn huyệt … để chữa một số chứng bệnh thông thường mới mắc. Kết quả đánh giá sự nhận thức của người dân như sau:

+ 95,2% người dân ở cộng đồng rất thích thú sử dụng cây thuốc gia đình, xoa bóp day ấn để chữa một số bệnh thông thường.

+ 85,2% nhận thức tốt biết sử dụng;

+ 73% hiểu được lợi ích;

+ 68,5% hiểu được và còn phổ biến cho người khác cùng áp dụng.

- Năm 2002 Hội Đông y tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện đề tài “Điều tra khảo sát các loại cây, con dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi-thử nghiệm mô hình vườn cây thuốc nam. Đề xuất phương hướng cơ chế, chính sách để bảo tồn và phát triển”. Kết quả của đề tài :

          + Qua điều tra đã phát hiện và thống kê được 735 loài cây thuốc thuộc 118 họ thực vật; động vật làm thuốc có 20 loài.

                  + Xây dựng được mô hình thử nghiệm vườn cây thuốc nam: đã xây dựng thành công hai vườn thuốc nam ở hai huyện Tư Nghĩa và Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi

Đầu năm 1998, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc và miền núi Hoàng Đức Nghi đã ký quyết định số: 31/QĐUB Dân tộc và miền núi về việc phê chuẩn dự án: "Điều tra đánh giá việc bảo tồn và phát triển nguồn được liệu dân tộc cổ truyền trong các dân tộc thiểu số Việt Nam".

Trong năm 1998, dự án tập trung vào việc điều tra đánh giá việc bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu dân tộc cổ truyền trong các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát dược học cổ truyền của các dân tộc Tày, Nùng và Mường ở phía Bắc

          Dự án này được giao cho Trung tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ Dân tộc và miền núi là cơ quan chủ trì thực hiện dự án. Trung tâm nghiên cứu dược học cổ truyền các tỉnh phía Bắc thuộc trường đại học y khoa Thái Nguyên chịu trách nhiệm nghiên cứu khảo sát dược học cổ truyền của các dân tộc Tày, Nùng và Mường.

          Từ đó đến nay nhiều tỉnh thành trong cả nước đã có những nghiên cứu về tình hình sử dụng cây thuốc nam trong nhân dân, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 

 

          2.2- Một số công trình nghiên cứu tri thức dược học các dân tộc nói chung, dân tộc Chăm nói riêng.

2.2.1- Năm  2003-2004, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật Bộ Y Tế  do PGS.TS. Lưu Đàm Cư Chủ nhiệm đề tài đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn cây thuốc truyền thống và tri thức dược học của dân tộc Tày, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”, đây là một trong các đề tài của đề án lớn “ nghiên cứu bảo tồn cây thuốc cổ truyền” của Bộ Y Tế.

- Qua hai năm triển khai đề tài, bước đầu Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật đã thống kê được 292 loài cây thuốc và 30 bài thuốc của đồng bào dân tộc Tày huyện Vị xuyên tỉnh Hà Giang. Đã xây dựng được 2 vườn bảo tồn cây thuốc nam tại hộ gia đình đồng bào dân tộc Tày huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật đánh giá: “Đây là những kết quả bước đầu, nhưng cũng chứng tỏ khả năng bảo tồn cây thuốc và tri thức dược học dân tộc là một hướng có triển vọng”.

     Những kết quả thu được chỉ là bước đầu, làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này của Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật tiếp tục nghiên cứu.

2.2.2- Ba năm từ 1998 đến năm 2000 Dược sĩ Nguyễn Kim Dung, Giám đốc Xí nghiệp Dược phẩm TW 25 ở TP. Hồ Chí Minh chủ nhiệm đề tài: "Điều tra đánh giá việc bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu dân tộc cổ truyền của dân tộc Chăm".

Dược sĩ Nguyễn Kim Dung và các cộng sự đã tiến hành nhiều đợt điều tra, khảo sát nghiên cứu dược học cổ truyền của dân tộc Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang. Nhưng Dược sĩ Nguyễn Kim Dung chưa đi sâu tìm hiểu, điều tra các bài thuốc của của đồng bào Chăm.

Nhìn lại vấn đề nghiên cứu, có thể nói bài thuốc người Chăm chưa là đối tượng của một khoa học nào cả, đang còn là một điểm trống trong quá trình nghiên cứu các thuốc y học cổ truyền các dân tộc.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có chọn lọc, kế thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, đồng thời tăng cường điều tra, sưu tầm những cây thuốc mới những bài thuốc hay của người Chăm tỉnh Ninh Thuận.

         

2.3. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và dân tộc Tỉnh Ninh Thuận

Để nghiên cứu nghề thuốc y dược học dân tộc của người Chăm ở Ninh Thuận, trước hết chúng tôi xin khái quát những đặc điểm về địa lý, khí hậu, xã hội nhân văn, đây là những cơ sở hình thành nên nghề thuốc dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.

Tuy là một tỉnh nhỏ nhưng Ninh Thuận lại là địa phương có nhiều nét khá  đặc thù về tự nhiên, sinh thái, xã hội và nhân văn.

 

            2.3.1- Đặc đỉểm tự nhiên.

Ninh Thuận nằm vào 11o18’14’’ đến 12o02’45’’ độ vĩ bắc và 108o33’08’’ đến 109o14’25’’ độ kinh đông, bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, nam giáp tỉnh Bình Thuận, đông giáp biển Đông, tây giáp tỉnh Lâm Đồng. Ninh Thuận có diện tích tự nhiên khoảng 3.430 ki lô mét vuông.

Ninh Thuận là một tỉnh đa dạng địa hình: miền núi, đồng bằng và ven biển. Đồi núi ở Ninh Thuận chiếm 63,2% diện tích, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4 %, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% lãnh thổ. Vì núi bao quanh đồng bằng đều khá cao, phía Bắc có những ngọn núi cao đến 1.113m, phía nam có núi cao đến 1650m và phía Tây là cao nguyên Lâm Đồng với những dãy núi cao tới 1978m (Hòn Chàm) nên Ninh Thuận có một địa hình giống như một bức thành thiên tạo hình vòng cung bằng núi cao, chỉ có một cửa mở ra biển. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho Ninh Thuận khô hạn, ít mưa nhất toàn quốc.

Bờ biển Ninh Thuận dài 105km, nhiều đoạn bờ biển nằm sát ngay núi, có những ngọn núi cao tới 1.041m và hình thành nên những con suối nước ngọt chảy từ trên núi xuống, từ trong núi ra, tạo nên những mạch nước ngọt ngầm ngay bờ biển. Đây cũng là lý do để giải thích vì sao dọc bờ biển lại có những giếng cổ Chăm (giếng “hời”) mà xa xưa là nguồn cung cấp nước ngọt cho các tàu thuyền đi biển qua lại vùng biển Champa.

Ninh Thuận có hai mùa: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa trung bình thấp nhất toàn quốc. Những dãy núi cao bao quanh đã trở thành bức bình phong chắn những luồng gió mùa Đông - Bắc và Tây - Nam mang mây và mưa tới đồng bằng Ninh Thuận. Vì vậy vùng trời Ninh Thuận luôn trong xanh, nắng chói chang và có lượng mưa thấp nhất toàn quốc, mỗi năm chỉ có trên dưới 50 ngày mưa. Theo số liệu ghi trong công trình “Non nước Ninh Thuận” của Nguyễn Đình Tư từ cách nay vài chục năm, lượng mưa trung bình hàng năm ở Ninh Thuận chỉ đạt 695mm so với lượng mưa trung bình của Phan Thiết là 1.187mm, của Nha Trang là 1.356mm.

Những nét địa hình đặc trưng như vậy đã làm cho Ninh Thuận trở thành một vùng khí hậu đặc thù, khu biệt với các vùng khác ở Việt Nam. Nhưng cũng chính nhờ vào khí hậu khá đặc biệt ấy, Ninh Thuận là nơi trồng được các giống nho du nhập của Pháp, Anh và gần đây đã trồng được giống nho Mỹ đạt năng suất cao, là nơi trồng hành tây xuất khẩu, là vựa bông có chất lượng tốt. Ninh Thuận cũng là nơi nuôi được cừu duy nhất ở Việt Nam. Đặc biệt ở Ninh Thuận có nhiều cây thuốc độc đáo hoạt chất chữa bệnh cao như cây Sa nhân, cây Lô hội, cây Bạch tật lê, củ Bình vôi ...

Với những đặc điểm địa lý, khí hậu đặc thù trên đây đã ít nhiều góp phần làm cho Ninh Thuận có những nét khá riêng về chính trị và văn hoá trong diễn trình lịch sử của mình.

2.3.2- Dân số, đặc điểm dân cư, dân tộc

Ninh Thuận có diện tích tự nhiên 3.360,1 km², theo số liệu điều tra dân số năm 2001 ước tính khoảng 531,7 ngàn người cư trú ở 5 huyện và một thành phố. Tuy là một tỉnh nhỏ,  nhưng ở Ninh Thuận hiện có 27 dân tộc đang sinh sống. Ngoài người Việt với dân số 393.000 người chiếm 78,3%, hiện nay còn có 26 dân tộc ít người với tổng số 19.034 hộ với 111. 850 người. Trong đó, dân tộc Chăm 61.359 người, chiếm 11,3 % dân số toàn tỉnh, dân tộc Raglai có 47.596  người chiếm 9,4%. Còn lại 24 dân tộc thiểu số khác.

              Ninh Thuận cũng là tỉnh, hội đủ các tôn giáo lớn trên thế giới mà ít có địa phương nào ở Việt Nam có được, là Thiên chúa giáo, Tin lành, Phật giáo, Hồi giáo, Bàlamôn giáo. Trong đó, Bàlamôn giáo trong người Chăm chiếm tỷ lệ gần 60% số người Chăm và là tôn giáo cổ xưa nhất, du nhập vào sớm nhất ở Đông Dương.

              Người Việt ở Ninh Thuận sống bằng hai nghề chính là ngư nghiệp và nông nghiệp. Người Chăm ở đồng bằng, sinh sống lâu đời bằng nghề nông. Nghề chính là trồng lúa nước, một số vùng trồng nho, chăn nuôi bò, dê và cừu. Kinh tế của vùng nông thôn người Kinh cũng còn nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Người Raglai sinh sống ở miền núi, trồng lúa rẫy, bắp, đậu và chăn nuôi bò, dê. Trước đây, người Raglai sống du canh du cư trên các rẻo núi cao, những năm gần đây đã định canh định cư và đang diễn ra quá trình chuyển đổi kinh tế từ tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên, do điều kiện canh tác ở miền núi nên mặc dù cơ sở hạ tầng đã và đang được hoàn thiện, nhưng nhìn chung đồng bào Raglai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói, nghèo còn cao.

Kinh tế của vùng đồng bào Chăm từ sau khi đất nước đổi mới (1986), nhất là những năm gần đây, phát triển rõ rệt. Hạ tầng cơ sở được xây dựng, 100% các palei (làng) Chăm đã có điện, nước sạch nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông đã hoàn chỉnh, toàn bộ các palei đã được phủ sóng phát thanh truyền hình. Ở các palei Chăm hôm nay, hầu hết có nhà xây kiên cố, có nhiều nhà cao tầng. Đa số các gia đình Chăm đã có xe máy, tivi. Một số gia đình khá giả đã có tủ lạnh, máy giặt, trang trí nội thất khá hiện đại. Đội ngũ trí thức người Chăm ngày càng đông đảo. Nhưng, để hoà nhập vào dòng chảy của sự phát triển, văn hoá người Chăm cũng đang diễn ra quá trình giao thoa mạnh, những yếu tố văn hoá truyền thống đang mất đi, thay vào đó là những yếu tố văn hoá của thời hiện đại.

Người Chăm ở Ninh Thuận cư trú tương đối tập trung ở 22 làng thuộc 12 xã ở 6 huyện, thành phố, đông nhất là ở huyện Ninh Phước với 48.137 người, ở huyện Ninh Hải có 10.319 người, ở huyện Ninh Sơn có 1527 người, ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm có 1376 người .                                                           

2.3.3- Thuốc cổ truyền dân tộc Chăm.

Nền y học và dược học cổ truyền của dân tộc chăm được hình thành và phát triển từ chính những kinh nghiệm và kiến thức truyền thống của dân tộc chăm, và được phát triển trên lãnh thổ với thời tiết khắc nghiệt của bờ biển Nam Trung Bộ và hệ thực vật và động vật đặc biệt của vùng này và phía Nam dãy Trường Sơn.

          Nền y học và dược học cổ truyền chăm trước hết có giao lưu rất lớn với nền y học và dược học của dân tộc Kinh và từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng của nền y học, dược học cổ truyền Đông Aán - Ayurveda và một phần giao lưu với y học và dược học cổ truyền Trung Quốc.

          Đại bộ phận người dân chăm tỉnh Ninh Thuận sinh sống ở những vùng đất có khí hậu nóng và có nhiều đất cát hay trảng cát trắng. Một điều đặc biệt là ở đây, ngoài các nghề nông truyền thống như trồng lúa nước thì còn có những nghề độc đáo như trồng nho, cũng như nghề nuôi cừu.

          Một đặc điểm đáng chú ý tại vùng đất khô cằn này có nhiều cây thuốc nam phát triển rất tốt mà các nơi khác không có đó là: cây Lô Hội, người dân ở đây  thường gọi là cây Nha đam mọc hoang hoặc được trồng làm thực phẩm giải khát, những năm gần đây cây nha đam trở thành cây hàng hoá được trồng có lúc lên tới và trăm Ha;  khắp nơi lan tràn cây xương rồng bà có gai trên những trảng cát nóng bỏng, thưa thớt điểm những bông hoa và trái xương rồng bà màu đỏ, ít ở nơi nào, quả xương rồng này lại dùng làm thuốc. Các chị em phụ nữ muốn đẹp da và giải nhiệt thì hái quả xương rồng này, tìm mọi cách làm rụng các gai nhỏ xíu xung quanh quả và bổ đôi sẽ được hai phần thịt quả màu đỏ tươi và ăn như ăn trái thanh long. Ơû đây cũng có rất nhiều cây cà độc dược mọc hoang, nhiều cây dừa cạn, cây hoa Ngũ sắc  đồng bào chăm gọi là hoa tứ quý và nhiều đám tật lê (yết hầu) mọc hoang. Có những vùng có nhiều tật lê, nếu các bạn muốn dùng một thửa vườn để đá bóng thì trước hết là phải chặt nhiều thân cây chuối, lăn đi lăn lại nhiều lần để lấy hết quả tật lê đi, trong khi đó thì ở miền Bắc, Tổng công ty dược hàng năm lại phải nhập 25 tấn quả tật lê để sử dụng cho nhu cầu chữa bệnh.

          Ở các trảng cát nóng bỏng lại có nhiều củ bình vôi lá đốm trắng, một dược liệu đặc sản của vùng này, có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, an thần chữa các bệnh về tâm hồi hộp mất ngủ....

          Do vùng này khí hậu khô, đất đai chủ yếu là các vùng đất cát và đất pha cát nên ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và sự chịu đựng thời tiết của nhân dân. Ngoài các bệnh tật thường gặp ở Nam Trung Bộ, thì các thuốc hạ nhiệt giảm sốt, thanh nhiệt giải độc, chống thấp khớp giảm đau được sử dụng phổ biến.

          Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đại bộ phận nhân dân chăm vẫn tiếp tục truyền thống từ xa xưa là sử dụng cây cỏ và động vật có trong vùng mình sinh sống để phòng và chữa bệnh. Đặc biệt ở Ninh Thuận có nhiều người chăm sinh sống, nghề thuốc cổ truyền dân tộc dùng thuốc nam chữa bệnh đã có từ lâu đời, phát triển thành làng nghề như làng Phước Nhơn, An Nhơn xã Xuân Hải có tới năm sáu chục phần trăm gia đình làm nghề thuốc nam, chuyên khai thác, trồng trọt chế biến dược liệu, bắt mạch, kê đơn, bán thuốc

chữa bệnh. Không những họ chữa bệnh cho nhân dân địa phương mà còn đi chữa bệnh ở khắp nơi trong nước, có khi sang cả các nước láng riềng Lào, căm Phu chia, Thái Lan, Trung Quốc...

Các kinh nghiệm cổ truyền về dược học của người chăm đã giúp họ tích luỹ các kinh nghiệm và kiến thức trong việc sử dụng các cây thuốc, động vật làm thuốc, có sẵn ở quanh môi trường sống để phòng và điều trị bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Đồng thời nền dược học cổ truyền chăm chịu ảnh hưởng, bổ sung qua lại với dược học cổ truyền của dân tộc kinh,  dân tộc Raglai và các dân tộc khác sinh sống ở gần họ. Dược học cổ truyền chăm cũng còn có quan hệ hàng ngàn năm với dược học cổ truyền Ayurveda và cả y học phương Đông

Phần thứ ba

 
NỘI DUNG,  PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

 

 

          3.1 Nội dung nghiên cứu

          3.1.1- Điều tra các cây thuốc, bài thuốc của đồng bào Chăm, xác định tên khoa học, tên phổ thông, công dụng của các cây thuốc đó.

          3.1.2- Tổng hợp tài liệu điều tra, xây dựng cuốn sách cây thuốc và bài thuốc ( có chọn lọc ) của đồng bào Chăm Ninh Thuận.

3.1.3- Xây dựng vườn thuốc bảo tồn một số cây thuốc mà đồng bào sử dụng chữa bệnh có hiệu qủa.

3.1.4- Qua điều tra nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp, cơ chế chính sách nhằm củng cố, phát huy nghề thuốc y dược học cổ truyền của đồng bào Chăm trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng nên làng nghề thuốc nam truyền thống, nhằm bảo tồn nghề thuốc của Đồng bào khỏi bị mai một.

 

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm:

3.2.1- Phương pháp điều tra.

Trước khi chính thức triển khai điều tra thực địa, toàn bộ các thành viên trực tiếp tham gia đề tài đã được tổ chức tập huấn về chuyên môn.

Nội dung tập huấn: Hướng dẫn cho các thành viên về mục tiêu, phương pháp điều tra, phỏng vấn người dân theo yêu cầu câu hỏi trong phiếu điều tra đặt ra.

Qua tập huấn đã trang bị cho các thành viên làm công tác điều tra nắm được phương pháp cơ bản khi tiến hành điều tra nghiên cứu tại cộng đồng.

Trong phạm vi toàn tỉnh,  chọn một số thôn điển hình có nhiều người Chăm làm thuốc để điều tra trước, rút kinh nghiệm điều tra các xã còn lại. Xử dụng phương pháp điều tra thực vật học dân tộc. Quy trình điều tra như sau:

+ Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp.

              Chúng tôi thành lập các nhóm công tác gồm:   2 - 3 cán bộ nghiên cứu, một người thông thạo tiếng Chăm và tiếng phổ thông để phiên dịch và trao đổi trong quá trình điều tra. Trực tiếp tới từng hộ gia đình người Chăm làm thuốc, trực tiếp phỏng vấn các thầy thuốc người Chăm để thu thập thông tin.

Nhóm nghiên cứu đồng thời với việc ghi nhận thông tin về các bài thuốc, các cây thuốc của đồng bào vẫn sử dụng chữa bệnh, còn tiến hành chụp hình, thu mẫu,  bao gồm mẫu tiêu bản thực vật,  một số mẫu dược liệu điển hình. Mẫu tiêu bản bao gồm: hoa, qủa  được xử lý tại thực địa bằng cách ngâm trong dung dịch cồn pha loãng 40 – 59%, gủi về bộ môn dược liệu Trường Đại Học Dược Hà nội phân tích; mẫu cành mang lá đem về ép, sấy khô, sử lý chất bảo quản bằng dung dịch cồn và Clorua thủy ngân (HgCL2) chống mốc, mọt. Tiếp tục sấy khô lần hai và khâu trên giấy Croqis biston theo tiêu chuẩn. Một số cây thuốc đồng bào sử dụng chữa bệnh có hiệu qủa cao chúng tôi thu thập về trồng thành vuờn thuốc bảo tồn.

+  Điều tra theo phiếu điều tra:

Bên cạnh phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp chúng tôi xây dựng một bộ phiếu điều tra để nắm bắt các thông tin:

* Số người được phỏng vấn.

* Chỗ ở của người được phỏng vấn.

* các cây thuốc đồng bào đã dùng chữa bệnh có hiệu qủa.

* Các bài thuốc đồng bào đã dùng chữa bệnh….

Nội dung phiếu điều tra thể hiện qua phụ lục 1.

 Chọn một số thành viên tích cực trong cộng đồng người Chăm làm cộng tác viên, tổ chức tập huấn cho họ về phương pháp thu thập thông tin, ghi chép các thông tin trên phiếu điều tra, số cộng tác viên này đem phiếu điều tra phân phát tới  từng hộ gia đình người Chăm làm thuốc, hướng dẫn các gia đình có nghề thuốc trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra, hẹn ngày trở lại thu nhận các phiếu điều tra đã được các gia đình trả lời cung cấp các thông tin. Trong các thông tin thu thập được, thông tin nào chưa rõ, số cộng tác viên này phỏng vấn làm rõ thêm. Nhằm thu thập cụ thể  các thông tin về cách sử dụng các cây thuốc để  chữa bệnh và các bài thuốc kinh nghiệm, các bài thuốc gia truyền của đồng bào.

 

3.2.2-  Phân tích và xử lý thông tin.

Các thông tin thu thập được, chúng tôi thảo luận nhóm được tiến hành sau mỗi ngày điều tra, có sự tham gia của tất cả thành viên các nhóm công tác, các đại diện Hội Đông Y  các xã điều tra. Các thông tin được chấp nhận khi có tần suất cao. Các thông tin chưa được chấp nhận sẽ được thảo luận trong các chuyến điều tra sau. Đối với mẫu vật không đủ tiêu chuẩn định tên, chúng tôi phải tổ chức sưu tầm lại trong các lần điều tra sau.

 

              3û.2.3- Việc xác định tên khoa học các loại cây thuốc được tiến hành trong phòng thí nghiệm dược liệu của Trường Đại Học Dược Hà Nội do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thân chủ trì theo phương pháp phân tích hình thái so sánh đối chiếu với các khoá phân loại hiện có.

-         Các bài thuốc dược sắp xếp phân loại theo nhóm bệnh. 

 

              3.2.4- Biên soạn cuốn sách cây thuốc và bài thuốc người Chăm.

Tổng hợp các thông tin thu thập được trong qúa trình điều tra về cây thuốc, bài thuốc của đồng bào Chăm, đối chiếu chúng với các tài liệu về dược liệu, tài liệu về các bài thuốc đông y hiện có, chúng tôi biên soạn cuốn sách cây thuốc và bài thuốc người Chăm. Mỗi cây thuốc gồm có các thông tin: Tên thông thường, tên dân tộc, tên khoa học, Bộ phận dùng, Công dụng, Cách dùng, liều lượng, có các bài thuốc đi  kèm.

 

3.2.5- Xây dựng vườn bảo tồn cây thuốc người Chăm.

Kết hợp trong qúa trình điều tra cây thuốc và bài thuốc mà đồng bào Chăm vẫn sử dụng chữa bệnh, Sưu tầm các cây thuốc mà đồng bào vẫn khai thác sử dụng chữa bệnh có hiệu qủa, đem về xây dựng vườn trồng bảo tồn cây thuốc của người Chăm.

 

3.3. Địa điểm nghiên cứu

              3.3.1 Địa điểm điều tra cây thuốc và bài thuốc người Chăm:

Người Chăm ở Ninh Thuận cư trú tương đối tập trung ở 22 làng thuộc 12 xã ở 6 huyện, thành phố, đông nhất là ở huyện Ninh Phước, huyện Ninh Hải, huyện Thuận Bắc. Cũng chính những địa phương này số người Chăm biết nghề thuốc nam cũng cũng chiếm tỷ lệ cao nhất. Vì vậy chúng tôi chọn địa điểm nghiên cứu được xác định tại các xã Xuân Hải huyện Ninh  Hải, Xã Bắc Sơn Huyện Thuận Bắc, xã Phước Hải, Phước Nam, Phước Hữu, Phước Thái huyện Ninh Phước. Đây là các xã có đông đồng bào người Chăm sinh sống từ lâu và có nhiều gia đình làm thuốc nam chữa bệnh. Do thời gian có hạn nên chúng tôi đi sâu điều tra nghiên cứu ở một số thôn có nhiều người Chăm làm thuốc đó là: Thôn An Nhơn, Thôn Phước Nhơn xã Xuân Hải; Thôn Bính Nghĩa Xã Bác Sơn; Thôn Thành Tín xã Phước Hải; Thôn Văn Lâm Xã Phước Nam: Thôn Hữu Đức, Tân Đức xã Phước Hữu; thôn Hoài Trung xã Phước Thái.

            3.3.2 Địa điểm xây dựng vườn bảo tồn cây thuốc:

          Mô hình bảo tồn theo dự kiến ban đầu được xác định là vườn hộ gia đình. Chọn một số gia đình là các ông lang người địa phương có nhu cầu phát triển cây thuốc để phục vụ cho hành nghề, đồng thời tâm huyết với công tác bảo tồn, phát triển cây thuốc. Nhưng khi đi khảo sát, thực tế thấy rằng dự kiến đó không thực hiện được, bởn lẽ người Chăm biết nghề và hành nghề thuốc phần đông không hành nghề tại địa phương  mà đi lưu động hành nghề ở các địa phương khác nhiều ngày, nhiều tháng mới về nhà vì vậy họ không thể chăm sóc vườn thuốc được. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các phương án, được sự đồng ý của Ủy Ban Nhân Dân và Hội đông y huyện Ninh Hải chúng tôi đã lựa chọn Hội đông y huyện Ninh Hải để xây dựng vườn thuốc bảo tồn. Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh Hải quy hoạch cho  Hội đông y huyện 250m2  ngay trong khuôn viên cơ quan Hội đông y huyện để xây dựng vườn thuốc. Ở đây có điều kiện thuận lợi là công tác bảo vệ được an toàn ( không có Người,Trâu, Bò phá hại ), thường xuyên có người chăm sóc và coi ngó vườn thuốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần thứ tư

 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

 

4.1 Số gia đình và số người Chăm biết nghề thuốc.

              Chúng tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu ở một số thôn có nhiều người Chăm làm thuốc đó là: Thôn An Nhơn, Thôn Phước Nhơn xã Xuân Hải; Thôn Bính Nghĩa Xã Bác Sơn; Thôn Thành Tín xã Phước Hải; Thôn Văn Lâm Xã Phước Nam: Thôn Hữu Đức, Tân Đức xã Phước Hữu; thôn Hoài Trung xã Phước Thái. 

              Trước hết chúng tôi tìm hiểu, số gia đình người Chăm có nghề thuốc nam và tìm hiểu thực tế  số người biết cây thuốc và biết chữa bệnh bằng thuốc nam. Với mục đích: Đánh giá tỷ lệ số hộ gia đình người Chăm có nghề thuốc nam trong từng địa bàn, để có cơ sở đề xuất xây dựng làng nghề truyền thống hoặc có biện pháp bảo tồn nghề thuốc dân tộc của đồng bào. Điều tra số người thực tế biết cây thuốc và biết chữa bệnh bằng các bài thuốc dân tộc để có cơ sở điều tra các bài thuốc gia truyền, bí quyết chữa bệnh độc đáo của đồng bào. Mặt khác biết được trình độ về y học cổ truyền của đồng bào để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho đồng bào, đưa đồng bào vào Hội  Đông Y để quản lý.

              Sau hai năm nghiên cứu, điều tra chúng tôi đã thu được kết qủa qua bảng 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỐ GIA ĐÌNH VÀ SỐ NGƯỜI CHĂM LÀM THUỐC

Bảng 1

 

TTTT

Tênân Huyệnän

Tênân xãaõ

Tênân thônân

Sốoá hộoä làmøm thuốcác

Sốoá ngườiøi làmøm thuốcác

Sốoá hộoä ngườiøi Chămêm điềuàu trara

1

Ninhnh Hảiûi

- Xuânân Hảiûi

AnAn Nhơnôn

 

Phướcùc Nhơnôn

122

 

628

215

 

902

335 hộoä

1924 khẩuåu

1048 hộoä

5858 khẩuåu

2

Thuậnän Bắcéc

- Bắcéc Sơnôn

Bínhnh Nghĩaóa

88

112

 485 hộoä

2886 khẩuåu

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

Ninh Phước

- Phướcùc Hảiûi

 

 


- Phướcùc Namam

 

 


- Phướcùc Hữuõu

 

 

 

 

 

 

 

 


- Phướcùc Tháiùi

Thànhnh Tínín

 

 

Vănên Lâmâm

 

 

Hữuõu Đứcùc

 

 


 Tânân Đứcùc

 

 


Thànhnh Đứcùc

 

 Nhưhö Bìnhnh

 


Hoàiøi Trungng

122

 

 

104

 

 

33

 

 

24

 

 

9

 

22

 

23

215

 

 

112

 

 

47

 

 

45

 

 

25

 

35

 

31

 812 hộoä

5858 khẩuåu

 

 2162 hộ,

 12345khẩu

 

703 hộ,

 3170 khẩu

 

582 hộ,

3257 khẩu

 

 149 hộ,

845 khẩu

 1296 hộ

 

7221 khẩu

 

4

Tổngng cộngng

06

10

1.175

1.739

7.572 hộoä

43.364 khẩuåu

 


Nhận xét: * Số hộ gia đình người Chăm làm thuốc, số người Chăm biết nghề thuốc:

Qua điều tra, thể hiện ở bảng 1 ta thấy:

-         Tỷ lệ số hộ làm thuốc trên tổng số hộ được điều tra là:  15,51%.

-         Tỷ lệ số người biết nghề thuốc trên tổng số người được điều tra là: 4,01%.

  * Xã có tỷ lệ số gia đình làm thuốc cao:

- Thôn An nhơn và Thôn Phước nhơn Xã Xuân Hải Số hộ gia đình làm thuốc chiếm tỷ lệ:     54,77%

- Xã Bắc Sơn Số hộ gia đình làm thuốc chiếm tỷ lệ :      18,14%

- Xã Phước Hải Số hộ gia đình làm thuốc chiếm tỷ lệ :   15,02%

- Xã Phước Nam Số hộ gia đình làm thuốc chiếm tỷ lệ :   4,81 %

 

Như vậy các xã có số hộ gia đình người Chăm có nghề làm thuốc chiếm tỷ lệ cao là xã Xuân Hải, Bắc Sơn, Phước Hải, Phước Nam. Trong đó xã có số đồng bào làm thuốc cao nhất là xã Xuân Hải, chiếm tỷ lệ 54,77% trên tổng số hộ người Chăm trong xã, đây qủa là một xã đặc biệt có số gia đình làm nghề thuốc dân tộc chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương trong toàn quốc.

* Số người Chăm biết cây thuốc và trực tiếp làm thuốc.

Cũng qua bảng 1, ta thấy số người Chăm trong tỉnh biết cây thuốc và trực tiếp làm thuốc chữa bệnh lên tới  1.739 người, đây qủa là con số không nhỏ. Thử làm một phép tính so sánh với hội viên Hội Đông y tỉnh ta sẽ thấy.

 Theo báo cáo của Hội Đông y tỉnh, Tính đến sáu tháng đầu năm 2007, tổng số hội viên đông y trong toàn tỉnh Ninh Thuận là 1.735 hội viên trong đó hội viên người Chăm là 989 người chiếm tỷ lệ 57% tổng số hội viên Đông y trong toàn tỉnh, còn hội viên người kinh và các dân tộc khác là 751 người chiếm tỷ lệ 43% . số hội viên người Chăm vào hội tâïp trung ở ba huyện là: Thuận Bắc 100 hội viên, Ninh Hải 640 hội viên, Ninh Phước 249 hội viên.

Số người Chăm làm thuốc lớn hơn số ngưới Chăm vào Hội Đông y: Qua điều tra chúng tôi thấy, đây là sự thực bởi lẽ, một gia đình người Chăm có tới hai, ba thậm chí 4 người làm nghề thuốc nam, mà vào hội là phải đóng góp hội phí, sinh hoạt và các hoạt động khác, vì vậy thông thường trong một gia đình chỉ một người hoặc hai người làm đơn ra nhập hội, còn các thành viên khác trong gia đình biết hoặc làm nghề thuốc cũng không ra nhập Hội.

 

 

 

 

4.2 Kết quả điều tra các cây thuốc đồng bào Chăm sử đã sử dụng chữa bệnh.

          Sau hai năm điều tra, qua các thông tin và mẫu vật thu thập được, chúng tôi đã xác định, đồng bào dân tộc Chăm tại Ninh Thuận đã sử dụng 324 loài thực vật để làm thuốc, nhiều loài cây thuốc nam chưa được các nhà thực vật học nghiên cứu, định danh, trong qúa trình điều tra chúng tôi đã thu thập mẫu các cây thuốc lạ gửi về Trường Đại Học Dược nghiên cứu tìm ra tên khoa học, tên thông thường, công dụng liều dùng của các loài cây thuốc đó. Qua tổng hợp, phân tích,  chúng tôi thấy 324 loài cây thuốc trên thuộc 78 họ thực vật mà đồng bào Chăm đã dùng để phòng và chữa bệnh. (bảng 2)

           

Bảng 2. Cây thuốc của dân tộc  Chăm Ninh Thuận

 

TT

Tên phổ thông

Tên dân tộc Chăm

Tên khoa học

Tên họ

Công dụng

1.      

Cây xuân hoa

Cây con khỉ

Pseuderanthemum palatiferum

Họ ô rô Acanthaceae

bó gãy xương

- Rối loạn tiêu hoá

2.      

Cơm nếp

Prah đên

Strobilanthes affinis (Griff.) Y.C

Họ ô rô Acanthaceae

lợi sữa, bó gãy xương

3.      

Nấm hương

Nấm hương

Lentinus edodes Singer

Họ Nấm sò Agaricaceae

Chân nấm sắc uống kích thích sởi mọc đều.

4.      

Hổ vĩ mép lá vàng

Lặk Mon

Sansevieria trifasciata Prain

Họ Bồng bồng

Dracaenaceae

Lá chữa thận

5.      

Rau mác

Rau mác

Sagittaria sagittifolia L.

Trạch tả Alismataceae

Lá sắc chữa đau xương

6.      

Cỏ xước

Phunh mực

Achyranthes aspera L.

Họ rau dền Amaranthaceae

Chữa bệnh xương khớp, đau người

7.      

Dền gai

Dền gai

Amaranthus spinosus L.

Họ rau dền Amaranthaceae

Chữa rắn cắn (hạt)

8.      

Mào gà đỏ

Ngù mần núk

Celosia cristata L.

Họ rau dền Amaranthaceae

Kiết lỵ, cảm sốt, nhức đầu.

9.      

Mào gà trắng

Ngù mần núk kó

Celosia argentea L.

Họ rau dền Amaranthaceae

Viêm thận, gan

10. 

Mào gà vàng

Ngù mần núk nhik

Celosia sp.

 

Họ rau dền Amaranthaceae

Các bện gan thận (tốt hơn mào gà đỏ và trắng)

11. 

Náng hoa trắng

Náng hoa trắng

Crinum asiaticum L.

Họ Thủy tiên Amarylidaceae

Lá bó gẫy xương, hơ nóng bó sai khớp

12. 

Xoài

Phum liok

Mangifera indica L.

Họ Đào lộn hột Anacardiaceae

Lá đun chữa ngứa, ghẻ

13. 

Dền

Dền

Xylopia vielana Pierre

Họ rau dền Amaranthaceae

Củ (rễ) bổ gan

14. 

Na

Mãng cầu ta

Phunh pađếw

Annona squamosa L.

Họ Na Annonaceae

Hạt diệt chấy

Lá chữa sốt rét

15. 

Rau má

Rau má

Centella asiatica (L.) Urban

Họ Hoa tán Apiaceae

Thuốc hạ nhiệt, thanh nhiệt

16. 

Rau mùi

Ngò mùi

Coriadrum sativum L.

Họ Hoa tán Apiaceae

Chữa cảm cúm, rễ chữa thận

17. 

Ba gạc

Ba gạc

Rawvolfia verticillata (Lour.) Baill

Họ Trúc đào Apocynaceae

Cả cây chữa đau xương khớp

18. 

Dừa cạn

Phunh li u tanưh

Catharanthus roseus (L.) G. Don

Họ Trúc đào Apocynaceae

Thân lá đái đục, bệnh ngoài da

Đái đường

19. 

ớt làn lá  nhỏ

Phun mrek hala sit

Tabernaemontana pallida Pierre ex Pit

Họ Trúc đào Apocynaceae

Vỏ chữa tê thấp, thân chưã đau xương

20. 

Mức hoa trắng

Mức hoa trắng

Holarrhena antidysenterica A.D.C.

Họ Trúc đào Apocynaceae

Vỏ kiết lỵ

21. 

Sữa

Sữa

Alstonia scholaris (L.) R.Br.

Họ Trúc đào Apocynaceae

Vỏ chữa thấp khớp, đau khớp

22. 

Bán hạ, Củ chóc

Bán hạ, củ chóc

Typhonium trilobatum (L.) Schott.

Họ Ráy Araceae

Củ sắc chữa ho, đày bụng, sôi bụng

23. 

Ráy gai/ “nam bán hạ”

Ráy gai/ “nam bán hạ”

Lasia spinosa (L.) Thw.

Họ Ráy Araceae

Phù, thận (không dùng lá)

24. 

Ráy leo lá rách

Ráy leo lá rách

Raphidophora decursiva (Roxb.) Schott.

Họ Ráy Araceae

Thân chữa đau lưng, bó gẫy xương (ít)

25. 

Thạch xương bồ

Thạch xương bồ

Acorus gramineus Soland.

Họ Ráy Araceae

Rễ (nếu thiếu dùng cả cây) chữa thận

26. 

Thiên niên kiện

Thiên niên kiện

Homalomena occulta (Lour.) Schott.

Họ Ráy Araceae

Đau lưng, thận, phong thấp

27. 

Đơn châu chấu

Đơn châu chấu

Aralia armata (Wall.ex G. Don.) Seem.

Họ Ngũ da bì Araliaceae

Phong tháp, đau đầu

28. 

Đu đủ

Phunh li hong

Carica papaya

Họ Đu đủ Cariceae

Vỏ và thân làm thuôc bổ, chữa đau lưng, đau thận; quả lợi sữa

29. 

Chân chim

Takei chim

Schefflera heptaphylla (L.) Prodin 

Họ Ngũ da bì Araliaceae

đắp khớp đau,

30. 

Chân chim

Chân chim

Schefflera sp.

Họ Ngũ da bì Araliaceae

uống chữa khớp

31. 

Ngũ gia bì gai

Phen lan kì rồi

Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.

Araliaceae

Bổ, phụ nữ gầy còm sau khi đẻ

32. 

Thông thảo

Phunh (dràng) nhràng

Tetrapanax papyriferus (Hook.) K. Koch

Họ Ngũ da bì Araliaceae

Lợi tiểu, máu huyết ứ, đau lưng

33. 

Cau

Nưng

Areca catechu L.

Họ Ngũ da bì Arecaceae

Quả chữa kiết lỵ, rễ chữa ho, thận yếu

34. 

Cau rừng

Phunh nưng clài

Pinanga baviensis O. Becc

Họ Cau Arecaceae

Kiét lỵ, đường ruột

35. 

Bông tai

Bông tai

Asclepias curassavica L.

Họ Thiên lý Asclepiadaceae

Đau nhức xương

36. 

Hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng

Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.

Họ Thiên lý Asclepiadaceae

Đau xương, bổ, chữa thiếu máu

37. 

Dây đồng tiền

Harơk pọh chàliềng prong

Dischidia nummularia R.Br.

Họ Thiên lý Aslepiadaceae

Thận, đái đục

38. 

Hoàng tinh hoa trắng

Phunh hala kìnhàng

Disporopsis longifolia Craib.

Họ Thiên lý Asparagaceae

Bổ, nấu thục thay sinh địa

39. 

Mạch môn

Mạch môn

Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker.-Gawl.

Họ Thiên lý Asparagaceae

Bổ, chữa gày còm

40. 

Thiên môn

Tóc tiên phunh pọh pì

Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.

Họ Thiên lý Asparagaceae

Thuốc bổ, chữa suy nhược; sốt, lợi tiểu tiện

41. 

Đại bi

Đại bi

Blumea balsamifera (L.) DC.

Họ cúc Asteraceae

Cảm cúm

42. 

Bồ công anh

Bồ công anh

Lactuca indica L.

Họ cúc Asteraceae

Mụn nhọt, ngứa

43. 

Bầu đất

Bầu đất

Gynura sarmentosa DC.

Họ cúc Asteraceae

Lành vết chém

44. 

Cây cứt lợn

Phunh eh pùi

Ageratum conyzoides L. Asteraceae

Họ cúc Asteraceae

Cảm, viêm họng, chảy nước mũi; viêm xoang

45. 

Cỏ lào

Cỏ lào

Eupatorium odoratum L.

Họ cúc Asteraceae

Cầm máu

46. 

Cỏ tai hùm

Cỏ tai hùm

Conyza canadensis (L.) Cronq.

Họ cúc Asteraceae

Chữa thận, đái đục

47. 

Chỉ thiên

Chỉ thiên

Elephantopus scaber L.

Họ cúc Asteraceae

Lá giã+muối+nước vo gạo đắp chữa tắc tia sữa

48. 

Cúc hoa vàng

Cúc hoa vàng

Chrysanthemum indicum L.

Họ cúc Asteraceae

Uống cho sáng mắt, bổ gan

49. 

Cúc tần

Cúc tần

Pluchea indica (L.) Less.

Họ cúc Asteraceae

Cảm cúm, đau dây thần kinh

50. 

Hy thiêm

Hy thiêm

Siegesbeckia orientalis L.

Họ cúc Asteraceae

Điều kinh

51. 

Ké đầu ngựa

Phunh kok theh

Xanthium strumarium L.

Họ cúc Asteraceae

Điều kinh, hậu sản, mỏi lưng

52. 

Ngải cứu

Thuốc cứu

Artemisia vulgaris L.

Họ cúc Asteraceae

Cảm cúm, đau bụng do lạnh; an thai; điều kinh

53. 

Nhọ nồi

Harơk tằng

Eclipta prostrata L.

Họ cúc Asteraceae

Giảm sốt, cầm máu; rong kinh

54. 

Thanh hao hoa vàng

Thanh hao hoa vàng

Artemisia annua L.

Họ cúc Asteraceae

Mới dùng gần đây chữa cảm cúm

55. 

Xương sông

Xương sông

Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce

Họ cúc Asteraceae

Cả cây chữa đau xương; thấp khớp

56. 

Mồng tơi

Nhjăm lăng

Basella rubra L.

Basellaceae

Lá tươi chữa bỏng lửa; giải nhiệt

57. 

Bát giác liên

Bát giác liên

Podophyllum tonkinense Gagnep.

Họ Mồng tơi Berberidaceae

Chữa đường ruột, phong thấp

58. 

Núc nác

Núc nác

Oroxylum indicum (L.) Vent.

Họ Núc nác Bignoniaceae

Chữa đường ruột, phong thấp

59. 

Gạo

Gạo

Bombax ceiba L.

Họ Gạo Bombacaceae

Vỏ bó gãy xương

60. 

Đảng sâm

Đảng sâm

Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.

Họ Hoa chuông Campanulaceae

Bổ, chữa suy nhược

61. 

Trứng cuốc

Poh nứk wăk

Stixis elongata Pierre

Họ Màn màn Capparaceae

Thân sắc chữa tre em đi ỉa phân xanh

62. 

Kim ngân

Kim ngân

Lonicera japonica Thunb.

Họ Kim ngân Caprifoliaceae

Hoa chữa phong thấp, ngưá

63. 

Quả giun

Quả giun

Quisqualis indica L.

Họ Dầu giun Chenopodiaceae

Tẩy giun (ít dùng)

64. 

Khoai lang

Phun pầy

Impomea batatas (L.) Lamk.

Họ Khoai lang Comvolvulaceae

Củ chữa cảm, dây chữa táo bón

65. 

Khế rừng

Khế rừng

Rourea minor (Gaertn.) Leenh.

Họ dây khế Connaraceae

Cành sắc chữa mỏi lưng, chân tay yếu

66. 

Bìm bìm biếc

Bìm bìm biếc

Pharbitis nil (L.) Choisy

Họ Khoai lang Convolvulaceae

Dây chữa đau xương

67. 

Bạc thau

Phunh tà rặh

Argyreia acuta L.

Họ Khoai lang Convolvulaceae

Bó gãy xương

68. 

Rau muống

Nhjăm pônh tathí

Impomoea reptans (L.) Poir.

Họ Khoai lang Convolvulaceae

Chữa táo bón (uống sống)

69. 

Mía dò

Mía dò

Costus speciosus Smith.

Họ Mía dò Costaceae

Đau lưng, phong thấp

70. 

Bí ngô

Poh plôi

Cucurbita moschata Duch. ex Poiret

Họ Bầu bí Cucurbitaceae

Hạt tươi ăn diệt giun

71. 

Gấc

Gấc

Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng

Họ Bầu bí Cucurbitaceae

Rễ chữa nội thương, bệnh thận

72. 

Mướp

Poh mơp

Luffa cylindrica (L.) M.J.Roem.

Họ Bầu bí Cucurbitaceae

Lá chữa trẻ em có rôm, lá đốt răcvs mụn nhọt lâu lành

73. 

Qua lâu

Qua lâu

Trichosanthes kirilowi Maxim

Họ Bầu bí Cucurbitaceae

Rễ chữa đau xương, đễ gây sảy thai

74. 

Cỏ ba cạnh

Cỏ ba cạnh

Scleria poaeformis Retz.

Họ Cói Cyperaceae

điều kinh

75. 

Củ gấu

Harơk kiruặk

Cyperus  rotundus L.

Họ Cói Cyperaceae

Củ chữa kinh nguyệt không đều; thống kinh

76. 

Dây chiều

Phunh klài đik pui

Tetracera scandens (L.) Merr.

Họ Sổ Dilleniaceae

Đau lưng, chữa gan vàng da

Cầm máu, rong huyết

77. 

Củ mài

Củ mài

Dioscorea persimilis Prain et Burkill

Họ Củ Nâu Dioscoreaceae

ăn cho bổ, chữa gày còm

78. 

Huyết dụ

Huyết dụ

Cordyline terminalis Kunth.

Họ Huyết dụ Asteliaceae

Chữa bệnh phụ nữ ra khí hư

79. 

Huyết giác

Chák mao

Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep.

Họ Bồng bồng Dracaenaceae

Bổ cho phụ nữ, chữa bệnh nam giới yếu sinh dục

80. 

Hồng

Hồng

Diospiros kaki L.f.

Họ Thị Ebenaceae

Quả chữa đi ỉa

81. 

Dây hương (dây bò khai)

Dây hương (dây bò khai)

Erythropalum scandens Blume

Họ dương Đào Olacaceae

Rau ăn. Chữa bí đái, đái đục

82. 

Đỗ trọng

Đỗ trọng

Eucomia ulmoides Oliv.

Họ Dỗ trọng Eucommiaceae

Chữa đau lưng, di mộng tinh

83. 

Bồ cu vẽ

Bồ cu vẽ

Breynia fructicosa (L.) Hook.f.

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Lá nhai đắp rắn cắn. Không chưa được rắn hổ mang.

84. 

Bùng bục

Bùng bục

Mallotus apelta (Lour.) Muell.-Arg.

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Lá đun tắm mụn nhọt, sắc đặc bôi cho tan mụn mới sưng.

85. 

Bòn bọt

Bòn bọt

Glochidion eriocarpum Champ.

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Cành lá chữa thận, phù cả người.

86. 

Cây nổ

Cây nổ

Securinega virosa (Willd.) Pax.

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Quả làm thuốc xổ, lá chữa rắn cắn

87. 

Cỏ sữa lá nhỏ

Ha rớk éh thay la prông

Euphorbia thymifolia L.

E Họ Thầu dầu uphorbiaceae

Chữa đường ruột; lỵ ra máu

88. 

Cỏ sữa lá lớn

Harơk Ehthay hala prong

Euphorbia indica Lamk.

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Chữa đường ruột

89. 

Chó đẻ

Chó đẻ răng cưa

Phyllanthus urinaria L.

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Chữa gan

Thông tiểu, lợi sữa.

90. 

Diệp hạ châu

Diệp hạ châu

Phyllanthus urinaria L.

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

viêm lợi, cam trẻ em, kiết lỵ, loét chân răng, gan

91. 

Dầu Lai

Tăm ngưnlo pathí

Aleurites moluccana (L.) Willd.

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Lá chưa hen (nay ít dùng)

92. 

Me rừng

Phunh minh klài

Phyllanthus emblica L.

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Vỏ chữa đường ruột

93. 

Nhội

Nhội

Bischofia javanica Blume

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Lá chữa ghẻ lở

94. 

Rau ngót

Nhjiăm pa chjăk

Sauropus androgynus (L.) Merr.

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Chữa sót rau (nhau), tưa lưỡi

 

95. 

Thầu dầu tía

Tâmngưnlo thang

Ricinus communis L.

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Chữa trĩ, sa dạ con

96. 

Đậu ván trắng

Phunh pọh pài

Dolichos lablab L.

Họ Đậu Fabaceae

Dây chữa thận, lá chữa hóc xương; hạt chữa xích bạch đới.

97. 

Bàm bàm

Khau mác bàm

Entada phaseoloides (L.) Meer.

Họ Đậu Fabaceae

Quả chữa bệnh gan

98. 

Bồ kết

Phunh pọh tô (pao kó)

Gleditsia fera (Lour.) Merr.

Họ Đậu Fabaceae

Gai chữa thận, mụn nhọt không vỡ; bí đái; đầy hơi

99. 

Cam thảo dây

Harếk kừnh

Abrus precatorius L. Fabaceae

Họ Đậu Fabaceae

Chữa thận

Đau đầu

100.       

Củ đậu

Củ đậu

Pachyrhizus erosus (L.) Urb.

Họ Đậu Fabaceae

Hạt chữa ghẻ, chấy

101.       

Dây mật

Dây mật

Derris elliptica (Roxb.) Benth 

Họ Đậu Fabaceae

Chữa ngoài da, độc nay ít dùng

102.       

Hoè

Hoè

Sophora japonica L.

Họ Đậu Fabaceae

Dùng như người kinh hạ huyết áp

103.       

Keo dậu

Thănk ka krẹp

Leucaena glauca Benth.

Họ Đậu Fabaceae

 

104.       

Khổ sâm

Khổ sâm

Sophora flavescens Ait.

Họ Đậu Fabaceae

đường ruột

105.       

Sắn dây

Sắn dây

Pueraria lobata (Willd.) Ohwi 

Họ Đậu Fabaceae

Chữa ngộ độc

106.       

Tô mộc

Phunh pang

Caesalpinia sappan L.

Họ Đậu Fabaceae

Gỗ sắc chữa nội thương

107.       

Thàn mát

Thàn mát

Millettia ichthyochtona Drake

Họ Đậu Fabaceae

Hạt chưa ghẻ, viêm da

108.       

Thảo quyết minh

Thao quyet minh

Cassia tora L.

Họ Đậu Fabaceae

Thanh nhiệt

109.       

Thóc lép lá dài

Thóc lép lá dài

Desmodium triquetrum (L.) Ohashi  

Họ Đậu Fabaceae

Lợi tiểu, sỏi thận

110.       

Vông nem

Hala phunh tạo

Erythrina variegata L.

Họ Đậu Fabaceae

Lá an thần

111.       

Vuốt hùm

Phunh pìngù rung

Caesalpinia minax Hance

Họ Đậu Fabaceae

Tê bại, bán thân bất toại, đau khớp

112.       

Xấu hổ

Phunh mưlâu

Mimosa pudica L.

Họ Đậu Fabaceae

Rễ chữa loạn nhịp tim

113.       

Kê huyết đằng

Harêk kìrah (Harék kumo)

Millettia reliculata Benth)

Họ Đậu Fabaceae (theo mẫu hiện có)

Thuốc bổ máu, trị thiếu máu.

114.       

Gắm

Gắm

Gnetum montanum Markgr.

Họ dây Gắm Gnetaceae

Tiêu viêm, tẩy độc

115.       

Sau sau

Sau sau

Liquidambar formosana Hance

Họ Sau sau Altingiaceae

Rễ chữa phong thấp

116.       

Hoa hiên

Hoa hiên

Hemerocalis fulva L.

Họ Hoa hiên Hemerocallidaceae

Bổ, thuo6c cho phụ nữ mới sinh.

117.       

Dây chẽ ba

Dây chẽ ba

Illigera rhodantha Hance

Họ Hoa hiên Hernandiaceae

Thân chữa đau xương, giải nhiệt

118.       

Mộc thông ta

Mộc thông ta

Iodes ovalis Blume

Họ Mộc Thông Icacinaceae

Lợi tiểu

119.       

Bạc hà

Bạc hà

Mentha arvensis L.

Họ hoa môi Lamiaceae

Chữa cảm cúm, đau bụng đi ỉa

120.       

Kinh giới

Phunh éh theh

Elscholtzia ciliata (Thunb.) Hyland

Họ hoa môi Lamiaceae

Cảm, thân chữa đau ống chân

Chảy máu cam, đau đầu.

121.       

Tía tô

Tía tô

Perilla fructescens (L.) Britton

Họ hoa môi Lamiaceae

Cảm cúm, rễ chữa động thai

122.       

ích mẫu

ích mẫu

Loenurus artemisia (Lour.)S.Y.Hu

Họ hoa môi Lamiaceae

Điều kinh

Phụ nữ rong huyết sau khi sinh.

123.       

Bời lời nhớt

Bời lời nhớt

Litsea glutinosa (Lour.) C.B.Rob.

Họ Long não Lauraceae

Lá chữa dị ứng, tắm ghẻ

124.       

Long não

Long não

Cinamomum camphora (L.) Presl 

Họ Long não Lauraceae

Lá chữa cảm cúm

125.       

Màng tang

Màng tang

Litsea cubeba (Lour.) Pers.

Họ Long não Lauraceae

Lá tắm ghẻ, vỏ uống chữa say.

126.       

Quế

Oân chiên

Cinnamomum cassia Blume

Lauraceae

Cảm lạnh; đau lưng, sưng khớp

127.       

Tam tầng

Tam tầng

Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr.

Họ Long não Lauraceae

Cảm cúm, đau người

128.       

Gối hạc

Gối hạc

Leea rubra Blume

Họ Gối hạc Leeaceae

Chữa đau xương

129.       

Bách hợp

Bách hợp

Lilium brownii F.E.Brow

Họ Hành Liliaceae

Chữa đau gáy, mệt mỏi

130.       

Hành

Hành

Allium fistulosum  L.

Họ Hành Liliaceae

Cảm cúm

131.       

Hẹ

Hẹ

Allium tuberosum Rottl. ex Spreng

Họ Hành Liliaceae

Cảm cúm

132.       

Tỏi

Tỏi

Allium sativum L.

Họ Hành Liliaceae

Cảm, chảy nước mũi

133.       

Đơn rau má

Đơn rau má

Pratia begonifolia (Wall.) Lindl.

Họ hoa chuông Campanulacace

Hạ sốt, đau người

134.       

Cối xay

Phunh pơ

Abutilon indicum (L.) Sweet

Họ Bông Malvaceae

Sa dạ con, điều kinh; tán phong tai điếc.

135.       

Dâm bụt

Dâm bụt

Hibiscus rosa-sinensis L.

Họ Bông Malvaceae

Lá + muối đắp cho vỡ mụn.

136.       

Ké hoa đào

Ké hoa đào

Urena lobata L.

Họ Bông Malvaceae

Chữa bệnh phụ nữ

137.       

Vông vang

Cây dấm

Abelmoschus moschatus (L.) Medic.

Họ Bông Malvaceae

Vỏ rễ chữa thận

Trấn kinh

Thông tiểu, di tinh.

138.       

Bình vôi

Pọ prai

Stephania sp.

Menispermaceae

 

139.       

Dây đau xương

Harớk đàn

Tinospora sinensis (Lour.) Merr.

Họ Tiết dê Menispermaceae

khớp, bó gãy xương, mụn nhọt

140.       

Hoàng đằng

Harêk nhik

Fibraurea spp.

Họ Tiết dê Menispermaceae

Bổ, đường ruột, phong thấp

141.       

Lõi tiền

Lõi tiền

Stephania longa Lour.

Họ Tiết dê Menispermaceae

Cả cây chữa thấp, đau người

142.       

Tiết dê

Tiết dê

Cissampelo spareira L.

Họ Tiết dê Menispermaceae

Chữa dạ dày

143.       

Dâu tằm

Dâu tằm

Morus acidosa Griff.

Họ Dâu Moraceae

Lợi tiểu, băng huyết, sốt.

144.       

Dướng

Pắc sa

Broussonetia papyrifera (L.) L’Herit. ex Vent.

Họ Dâu Moraceae

Cả cây chữa đau xương

145.       

Mỏ quạ

Phunh pọ tẻo

Maclura cochinchinensis (Luor.) Corner

Họ Dâu Moraceae

Đau xương khớp

Chấn thương máu, ứ tụ.

146.       

Mít

Phunh mịt

Artocarpus heterophyllus Lamk.

Họ Dâu Moraceae

Lá xông chữa cảm

147.       

Ngái

Ngái

Ficus hispida L.f.

Họ Dâu Moraceae

Quả chữa thận

148.       

Ruối

(duối)

Phunh khùa

Streblus asper Lour.

Họ Dâu Moraceae

Lá chữa cảm

Rễ sạn thạn; thông tiểu.

149.       

Trâu cổ

Trâu cổ

Ficus pumila L.

Họ Dâu Moraceae

Cả cây chữa thận

150.       

Chuối rừng

Phunh tay clài

Musa uranoscopos Lour.

Họ Chuối Musaceae

hoa+lá bồ công anh đun uống chữa gút

151.       

Chua ngút

Chua ngút

Embelia laeta (L.) Mez.

Họ Đơn nem Myrsinaceae

Vỏ và quả xanh chữa đường ruột

152.       

Chua me đất hoa vàng

Chua me đất hoa vàng

Oxalis corniculata L.

Họ Chua me đất Oxalidaceae

Sắc chữa lỵ, bôi chữa trẻ em tưa lưỡi

153.       

Chua me lá me

Chua me lá me

Oxalis sénitica L. Biophytum sénitivum (L.) D C.

Họ Chua me đất Oxalidaceae

Sắc chữa lỵ,

154.       

Khế

Khế

Averrhoa carambola L.

Họ Chua me đất Oxalidaceae

Lá chữa dị ứng sơn

155.       

Dứa dại

Phunh chakhek klài

Padanus tonkinensis Mart

Họ Dứa dại Pandanaceae

Chữa thận, gan

Thông tiểu

Trĩ nội

156.       

Đu đủ

Phunh hong

Carica papaya L. Papayaceae

Họ Dứa dại Panpayaceae

Vỏ sao uống chữa dị ứng

157.       

Lục lạc

Lục lạc

Crotalaria mucronata Desv.

Họ Đậu Fabaaceae

Lá bó gẫy xương, cả cây chữa nội thương.

158.       

Dây lạc tiên

Harếh bao

Passiflora edulis Sims

Họ Lạc tiên Passifloraceae

An thần hồi hộp, mất ngủ

159.       

Lạc tiên quả, Chanh dây

Poh phunh bao

Passiflora foetida L.

Họ Lạc tiên Passifloraceae

An thần

160.       

Hồ tiêu

Hồ tiêu

Piper nigrum L.

Họ Hồ tiêu Piperaceae

Đi ỉa, cảm lạnh, phụ nữ mới sinh

161.       

Lá lốt

Phunh patụk loáh

Piper lolot C. CD.

Họ Hồ tiêu Piperaceae

Chữa cảm cúm

Phóng tê thấp

162.       

Mã đề

Mã đề

Plantago major L.

Họ Mã đề Plantaginaceae

Chữa thận, phù, bíi đái

163.       

Bạch hoa xà

Bạch hoa xà

Plumbago zeylanica L.

Họ Đuôi công Plumbaginaceae

Điều kinh

164.       

Cỏ lá tre

Harơk la crưm

Lophatherum gracile Brongn.

Họ Lúa Poaceae

Đun xông chữa cảm lạnh. Thân sắc chữa thận

165.       

Cỏ may

Châm chú

Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.

Họ Lúa Poaceae

Rễ chữa thận

Trị gan, da mặt vàng

166.       

Cỏ mần trầu

Ha rớk chài

Eleusine indica (L.) Gaertn.f.

Họ Lúa Poaceae

Chữa gan thận, sởi, sốt, cao HA

167.       

Cỏ tranh

Phunh Khàlan

Imperata cylindrica (L.) Beauv.

Họ Lúa Poaceae

Rễ chữa thận

Lợi tiểu

Giải nhiệt.

168.       

Sả

Phunh plăng

Cymbopogon spp

Họ Lúa Poaceae

Chữa cảm

169.       

Ý dĩ

Ý dĩ

Coix lacryma- jobi L.

Họ Lúa Poaceae

Bổ

170.       

Cốt khí củ

Cốt khí củ

Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc.

Họ rau răm Polygonaceae

Rễ ngâm bóp cho tan máu, sai khớp

171.       

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ

Polygonum multiflorum Thunb.

Họ rau răm Polygonaceae

Mệt mỏi, bổ người già

172.       

Nghể răm

Nghể răm

Polygonum hydropiper L.

Họ rau răm Polygonaceae

Sắc chữa đau người, cảm

173.       

Rau răm

Rau răm

Polygonum odoratum Lour.

Họ rau răm Polygonaceae

Chữa cảm cúm, điều kinh

174.       

Rau sam

Nhajăm palồn

Portulaca oleracea L.

Họ rau sam Portulacaceae

Chữa kiết lỵ

Trị mụn nhọt

175.       

Ô đầu

Ô đầu

Aconitum fortunei Hemsl.

Họ Hoàng Liên Ranunculaceae

Phong thấp

176.       

Dây đòn gánh

Dây đòn gánh

Gouania leptostachya DC.

Họ Táo ta Rhamnaceae

Ngâm rượu

 chữa nội thương.

177.       

Táo dại

Poh mưtành klài

Ziziphus oxnoplia Mill.

Họ Táo ta Rhamnaceae

Lá chữa phù, bệnh thận

178.       

Táo ta

Poh mưtành thang

Ziziphus mauritiana Lamk.

Họ Táo ta Rhamnaceae

Lá tiêu phù thũng

179.       

Đùm đũm

Đùm đũm

Rubus alceaefolia Poir.

Họ Hoa hồng  Rosaceae

Lá uống cho tiêu, rễ chữa bệnh tim

180.       

Dâu tây

Dâu tây

Ampelopsis heterophylla Sieb. et Zucc.

Họ Hoa hồng  Rosaceae

Chữa đường ruột

181.       

Kim anh

Kim anh

Rosa laevigata Michx

Họ Hoa hồng  Rosaceae

Rễ chữa thận

182.       

Ba kích

Ba kích

Morinda officinalis How

Họ Cà phê Rubiaceae

Bổ dương, chữa thận, đau xương

183.       

Bướm bạc (cây)

Bướm bạc (cây)

Mussaenda sp.

Họ Hoa hồng  Rubiaceae

Đau khớp, đau xương, thần kinh toạ

184.       

Dạ cẩm

Dạ cẩm

Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don

Họ Hoa hồng  Rubiaceae

Thân rễ chữa thận

Lá chữa đau bao tử.

185.       

Dọt sành, thanh táo rừng

Táo chua rừng

Pavetta indica L.

Họ Hoa hồng  Rubiaceae

Cành lá chữa đau đầu, choáng váng.

186.       

Mơ lông dại

Phunh hala prụk

Paederia sp.

Họ Hoa hồng  Rubiaceae

Kiết lỵ, dây chữa đau xương.

187.       

Bướm bạc (dây)

Bướm bạc (dây)

 

Họ Hoa hồng  Rubiaceaee

Chữa các bệnh thận, tiết liệu, đái đỏ-đục

188.       

Bưởi

Bưởi

Citrus gradis (L.) Osbeck

Họ Cam Rutaceae

Xông chữa cảm, vỏ xát lên đầu cho mọc tóc.

189.       

Cơm rượu

Cơm rượu

Glycosmis pentaphylla Correa

Họ Cam Rutaceae

Tắm chữa bệnh ngoài da, sắc lá uống dễ tiêu, gỗ đun uống khoẻ gân.

190.       

Chanh

Chanh

Citrus limonia Osbeck

Họ Cam Rutaceae

Lá xông cảm, rễ chữa gan, ho gió

191.       

Dâm hôi

Dâm hôi

Clausena excavata Burm.f

Họ Cam Rutaceae

Lá chữa cảm

Chữa tiêu hóa.

192.       

Quýt

Quýt

Citrus reticulata Blanco

Họ Cam Rutaceae

Hạt chữa khí hư

193.       

Xuyên tiêu

Xuyên tiêu

Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC.

Họ Cam Rutaceae

Chữa cảm lạnh

194.       

Nhãn

Nhãn

Dimocarpus  longan Lour. 

Họ Bồ hòn Sapindaceae

Hạ sốt chữa sâu quảng, mụn

195.       

Tầm phỏng

Tầm phỏng

Cardiospermum halicacabum L.

Họ Bồ hòn Sapindaceae

 

196.       

Diếp cá

Diếp cá

Houttuynia cordata Thunb.

Họ Lá dấp Saururaceae

Giảm sốt

197.       

Rau má nước

Rau má nước

Gymnotheca involucrata Péi 

Họ Lá dấp Saururaceae

Giảm sốt, ho

198.       

Na rừng

Đên clài

Kadsura roxburghiana Arn.

Họ Ngũ vị Schisandraceae

Cành lá đun chữa bệnh gan

199.       

Cam thảo đất

Phunh kùnh tanưh

Scoparia dulsis L.

Họ Hoa Mõm chó Scrophulariaceae

Chữa viêm thận, đái đục, cảm sốt.

200.     

Cỏ lữ đồng

Cỏ lữ đồng

Lindernia ruellioides (Colsm.) Pennell.

Họ Hoa Mõm chó Scrophulariaceae

dị ứng

201.     

Thổ phục linh

Pọh Ku kun

Smilax glabra Roxb.

Họ Kim cang Smilacaceae

Chữa bệnh thận, đau xương khớp

202.     

Câu kỷ

Câu kỷ

Lycium chinense Mill

Họ cà Solanaceae

Bổ dương, chữa phong thấp

203.     

Cà độc dược

 Phunh tunh

Datura metel L.

Họ cà Solanaceae

Lá chữa hen

Hạt chữa sâu răng.

204.     

Cà dại hoa trắng

Cà dại hoa trắng

Solanum torvum Swartz.

Họ cà Solanaceae

Cành lá sắc chữa đau gan.

205.     

Cà dại hoa tím

Pọh trông an

Solanum indicum L.

Họ cà Solanaceae

Cả cây sắc chữa đau gan vàng da. Hạt chữa sâu răng.

206.     

Cà gai leo

Cà gai leo

Solanum procumbens Lour.

Họ cà Solanaceae

Cả cây sao vàng chữa thận

 

207.     

Chanh

Chanh

Solanum spiral Roxb.

Họ cà Solanaceae

Cành lá chữa đầy hơi, không tiêu

208.     

ớt cay

Phunh mrek

Capsicum fructescens L.

Họ cà Solanaceae

Lá tươi chữa rắn cắn

209.     

Thuốc lá

Phunh kao

Nicotiana tabacum L.

Họ cà Solanaceae

Nước chữac ghẻ, hắc lào, nay không dùng

210.     

Bách bộ

Bách bộ

Stemona tuberosa Lour.

Họ Bách bộ Stemonaceae

Độc, củ tảy giun, giã tươi diệt ruồi

211.     

Trôm

Phunh plôm

Sterculia foetida L.

Họ Trôm Sterculiaceae

Gỗ sắc chữa vết đánh cho tan máu. Giải nhiệt, kiết lỵ.

212.     

Bồ đề

Bồ đề

Styrax tonkinensis Pierre

Họ Bồ đề Styraceae

Chữa đau bụng, đau dây thần kinh

213.     

Hồi đầu thảo

Vùi dầu

Tacca plantaginea (Hance) Drenth

Họ Râu hùm Taccaceae

Chữa cảm sốt, đi ỉa, mệt mỏi

214.     

Râu hùm

Râu hùm

Tacca chantrieri Andr.

Họ Râu hùm Taccaceae

Chữa cảm sốt, đi ỉa, mệt mỏi

215.     

Chè

Phunh che

Camellia sinensis (L.) O. Ktze

Họ Chè Theaceae

Sắc đặc chữa đi ỉa.

216.     

Rau dớn

Rau dớn

Cyclosorus acuminatus (Houtt.) Nakai 

Họ Rau dớn Thelypteridaceae

Rau ăn, giã lá tươi đắp chỗ rắn cắn.

217.     

Cẩu tích

Cẩu tích

Cibotium barometz J.Sm.

Họ Cẩu tích Dicksoniaceae

Bổ phụ nữ, chữa thận, đau xương khớp, cầm máu.

218.     

Gai

Gai

Boehmeria nivea (L.) Gaud.

Họ gai Urticaceae

Rễ chữa động thai, cầm máu

219.     

Bạch đồng nữ

Ka pắk klài

Clerodendrum petasites (Lour.) Moore

Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae

Chữa kinh nguyệt không đều, máu trắng

220.     

Bọ mẩy

Bọ mẩy

Clerodendrum cyrtophyllum Turcz

Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae

Cành lá chữa khí hư.

221.     

Cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa

Verbena officinalis L. Verbenaceae

Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae

Chữa thận, đái đục

222.     

Mò mâm xôi

Mò mâm xôi

Clerodendrum philippinum Schauer

Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae

Bệnh phụ nữ (máu trắng, không đều)

223.     

Xích đông nam

Xích đông nam

Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet

Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae

huyết trắng

224.     

Bông ổi

Pì ngù u

Lantana camara L

Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

Chữa tiêu chảy, đày bụng.

225.     

Chè vằng

Phunh kọh chặk

Jasminum sub

Họ Nhài

Oleoceae

Điều hòa khí huyết.

Phụ nữ sau sinh.

226.     

Dây chìa vôi

Dây chìa vôi

Cissus modeccoides Planch.

Họ Nho Vitaceae

Chữa đau xương, mỏi gối, tê thấp

227.     

Dây quai bị

Dây quai bị

Tetrastigma strumarum Gagnep.

Họ Nho Vitaceae

Cành lá chữa sốt rét.

228.     

Gừng gió

Gừng gió

Zingiber zerumbet (L.) Sm.

Họ Gừng Zingiberaceae

Chữa cảm lạnh

229.     

Nga truật

Thah mo chụk

Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe

Họ Gừng Zingiberaceae

Đau dạ dày, củ tươi bó gẫy xương, nội thương

230.     

Nghệ

Phunh nhik

Curcuma domestica Valet

Họ Gừng Zingiberaceae

Chữa vết thương lâu lành, đau dạ dày.

231.     

Sa nhân

Sa nhân

Amomum vilosum

Họ Gừng Zingiberaceae

Rễ tẩy giun (nay ít dùng). Hạt chữa cảm lạnh, đau bụng.

232.     

Sa nhân tím

Phunh plăng

Amomum longiligulare T.L.Wu

Họ Gừng Zingiberaceae

Hạt chữa cảm lạnh, đau bụng.

233.     

Thảo quả

Thảo quả

Amomum aromaticum Roxb.

Họ Gừng Zingiberaceae

Quả chưa đi ỉa, cảm lạnh

234.     

Quế vàng (sông pha)

Klài nhí

Croton crassifolius geiseler

Họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Sốt, viêm khớp, đau bụng.

235.     

Bạch tứ long (nhất đốt tứ diệp

Phunh pát la

 

 

Rắn cắn, hút độc, mạch lương.

236.     

đại hoa trắng (cây sứ)

cây sứ hoa trắng

Plummeria rubra L.var.acutifolia

Họ Trúc đào Apocynaceae

Bung gân, trật, trái khớp, phù thủng, sưng đầu gối.

237.     

Cây bồng bồng

Phunh jia rắk

Calotropis gigabtea

Họ thiên lý Asclepiadaceae

Hen, suyển (người lớn)

238.     

Cây gòn đực có gai

Phunh kòn no

Ceiba pentadra gaertn

Họ gạo Bombacaceae

Lậu, giang mai

239.     

Xương khô (cành giao,

Hắch hô

Euphorbia tirucalli

Thầu dầu Euphorbiaceae

Đau răng, hút mụn nhọt.

240.     

Cây gai mỏ qụa

Phunh nhjăm nhjo

Maclura cochinchinensis

Moraceae

Máu tụ ứ lâu năm do bị chấn thương

241.     

Cây bồ quân

Phunh pakấu

 

 

Đau nhức khớp xương

242.     

Mơ Tam thể 

Phung soong

Paederia foetida

Họ cà phê Rubiaceae

Đau đầu kinh niên, phong ngứa ngoài da.

243.     

Cây vối

Phunh kalai

Cleistoaly xoperculatus

Họ Sim Myrtaceae

Viêm đại tràng (mãn)

244.     

Cà dái dê

Pọh trông klu pè

Solanum melongena

Họ Cà Solanaceae

Phù thủng, sưng vú, dị ứng.

245.     

Cà rốt

Karôt

Daucus carota

Họ Hoa tán Apiaceae

Ỉa chảy trẻ, người lớn đau thắt ngực

246.     

Chổi đực, ké hoa vàng

Phunh jia púk

Sida rhombifolia

Họ Bông Malvaceae

Sát trùng, vỡ nhanh mụn nhọt

247.     

Chuối hột (đọt có nhựa)

Phunh tây thânh

Musa bulbistana colla

Họ Chuối Musaceae

Tai bị thối, có mủ, sạn thận.

248.     

Chùm lé (gai ma)

Phunh pilẹh

Azima sarmwntosa

Họ Chùm lé Salvadoraceae

Sốt rét

249.     

Củ gió đất

Mào tố đắk

Tinospora capillipes gagnep

Họ Nấm Menispermaceae

Bổ máu, phụ nữ sau khi sinh đẻ.

250.     

Dừa nước

Châm pin

Nypa futicans wurmb

Họ Cau Arecaceae

Sốt lị ra máu, rắn cắn, bỏng

251.     

Dứa, khóm, thơm

Phunh rồi pân

Ananas comosus L. merr

Họ dứa Brome liaceae

Đau khớp, thấp khớp.

252.     

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo

Prunella vulgaris L

Họ Hoa môi Lamiaceae

Giải nhiệt độc tử cung và âm đạo

253.     

Hà thủ ô nam

Harếh bầnh

Polygonum multiflorum thubm

Họ Hà thủ ô Polygonaceae

Đen tóc trẻ em, bổ thận.

254.     

Hoa thiên lý

Hoa thiên lý

Telosma cordata

Họ Thiên lý Asclepiadaceae

Sa dạ con (dưới sáu tháng)

255.     

Hoàng kỳ nam

Phunh chjồng

Astragalus menbranaceus bunge

Họ Đậu Fabaceae

Trị huyết áp cao, viêm thận mãn.

256.     

Hoàng liên gai

Phunh talang kal

Berberis wallichiana DC

Họ Hoàng liên gai Berberidaceae

Kiết lỵ, kích thích tiêu hóa, đau mắt, gan, da vàng.

257.     

Huyết giác

Phunh kachắk mao

Dracaena cambodiana pieree ex gagnep

Họ Bồng bồng Dracaenaceae

Giải máu ứ, phụ nữ bị bế kinh nguyệt.

258.     

Huyết rồng

Harếk kumo

Spatholobus harmandii gagnep

Họ Đậu Fabaceae

Giải máu độc, đều huyết.

259.     

kiến cò (bạch hạc)

Phunh tà ngù nứ kók

Rhinacanthus nasutus L

Họ Ô rô Acanthaceae

Hắc lào, chống lở.

260.     

Ký sinh chùm gởi

Phunh mưtai kwớk

Helixanthera parasitica lour

Họ tầm gửi Loranthanceae

Bổ gan, thận, đau lưng, tổn thương khớp.

261.     

Chùm ngây

haLa mưngây thang

Moringa oleifera lam

Họ Chùm ngây Moringaceae

Bạch đới, giải nhiệt, đều kinh

262.     

Lô hội (nha đam)

Jia đam

Aloe vera L.var.chinensis

Họ lô hội Aphodelaceae

Giải nhiệt, thông tiểu, cam tích trẻ em.

263.     

Lức (cây cúc tần)

Phunh tắk tjặk

Pluchea pteropoda hemsl

Họ Cúc Asteraceae

Sốt rét, nhức đầu, tức trướng ngực.

264.     

Mần tưới

trạch lan

Eupatorium fortunei turez

Họ Cúc Asteraceae

Lợi tiểu, bổ dạ dày, đều kinh

265.     

Màn kinh tử

Mạn kinh

Vitex trifolia L

Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae

An dương các hệ thần kinh, đau đầu

266.     

Màng màng

Nhjiăm rắk

Cleome gynandra L

Họ Màn màn Cappraceae

Sốt rét màu và cấp

267.     

Màng ri (màn màn,

Nhjiăm rắk no

Cleome gynandra L

Họ màn màn Họ Màn màn Cappraceae

Đau thần kinh, đau đầu

268.     

Đa đa, cò cưa, xân

Phunh đa

Harrisonia perforate (blanco) merr

Họ thanh thất Simaroubaceae

Thần kinh tọa, đau nhức xương

269.     

Cỏ xước (ngưu tất nam)

Phunh mực

Achyranthes aspera L

Họ rau dền Amaranthaceae

Đau viêm khớp, kinh nguyệt khó khăn

270.     

Nhân trần

Nhân trần

Adenosma caeruleum R. Br

Họ hoa mõm chó Scrophulariaceae

Hồi phục cơ thể, da vàng do gan

271.     

Nhàu nhà

Phunh nhao thang

Morinda citrifolia L

Họ cà phê Rubiaceae

Cao huyết áp, băng huyết, bạch đới

272.     

Đinh lăng

cây gỏi cá

Polyscias fruticosa L

Họ hoa tán Araliaceae

Thông sữa, ho ra máu

273.     

Trinh Nữ hoàng cung

Trinh Nữ hoàng cung

Crinum latifolium L.

Họ thủy tiên Amaryllidaceae

Sưng, bung gân, đau nhức xương

274.     

Đu đủ tía (thầu dầu)

Phunh tâm ngưn lo

Ricinus communis L

Họ thầu dầu Euphorbiaceae

Khó đẻ, sót nhau

275.     

Quả mướp (mướp ta)

Pọh mợp

Luffa cylidrica L

Họ bầu bí Cucurbitaceae

Lưu thông huyết, tử cung bị xuất huyết, thông tiểu tiện, cảm sốt

276.     

Rau diếp cá

Nhjiăm ta kan

Houttuynia cordata thumb

Họ lá dấp Saururaceae

Trị lòi dom, đau mắt.

277.     

Rau muống biển

Nhjiăm pônh thíh

Ipomoca pes-caprae (L) sweet

Họ khoai lang Convdvulceae

Tê thấp sốt rét, chân tay đau nhức.

278.     

Rau đắng biển

Nhjăm phí

Polygonum aviculare L

Họ rau răm Polygonaceae

Thông tiểu tiện, đái buốt, sỏi thận.

279.     

Cây hoa nhài

Lài

Jasminum sambae ait (jofra-grans salisb)

Họ hoa nài Olesceae

Gây mê (bất tĩnh ma tuý)

280.     

Cẩu tích

Phunh ku kú

Cibotium barometz (L) J.Sm.

Họ cẩu tích Dicksoniaceae

Đau khớp, nhức khớp, tê thấp

281.     

Rễ si

Rễ si

Ficus benjamina L.

Họ dâu tằm Moraceae.

Đau nhức, bị ứ do đánh té ngã

282.     

Cây lựu (thạch lựu)

Phunh kalìm bôn

Punica granatum L.

Họ lựu Punicaceae

Tẩy sán sơ mít

283.     

Sâm nam (tanh tách)

Nhjăm pày trâu

Milletia speciosa champ

Họ đậu Fabaceae

Lợi tiểu, tiêu độc gan mật.

284.     

Sâm rừng

Klài chọk

Verhaavia repens L.

Họ hoa chuông Campanulaceae

Gãy xương, trật bung gân

285.     

Thần sạ

Phunh sầm sạ

Luvunga nitida Pierre

Họ cam Rutaceae

Đau nhức xương, cứng gân cốt

286.     

Sầu đâu

Phunh tang

Azadirachta indica juss

Họ Xoan Meliaceae

Giun kim, giun đũa

287.       

Cây đậu so đũa

Phunh katá kài tuợh

Sesbania gradiflora L.

Họ Đậu Fabaceae

Kiết lị, viêm đường ruột

288.       

Sống đời

Lá bỏng

Kalanchoe pinnata pers

Họ thuốc bỏng Crassulaceae.

Chữa bướu cổ

289.       

Sung

Phunh pọh dà

Ficus racemosa L.

Họ dâu tằm Moraceae

Nhức đầu, sát trùng ngoài da

290.       

Gai Yết hầu, Bạch tật lê

Phunh kachắk

Tribulus terretris L.

Họ Tật lê

 

Zygophyllaceae

Đau nhức, mắt đỏ, phong ngứa

291.       

tang phiêu tiêu

Bọ ngựa

Morus alba L.

Crassuiaceae

Lợi tiểu, đái nhiều lần, di mộng tinh

292.       

Phân tằm

Eù lắk

 

 

Bán thân bất toại, đái đường

293.       

Táo rừng (dại)

Poh mưtành klài

Ziziphus oenoplia L.

Họ táo ta Rhâmnceae

Sưng đau, viêm tấy

294.       

Thảo nam sơn

Thảo nam sơn

 

 

Đau nhức lưng, thận suy

295.       

Thảo quyết minh

Thảo quyết minh)

Cassia tora L.

Họ Đậu Fabaceae

Nhức đầu, thông tiểu tiện, huyết áp cao

296.       

Tơ hồng

Màu vàng

Cuscuta chinensis lam

Họ bìm bìm Convolvulaceae

Liệt dương, di mộng tinh, đau lưng

297.       

Vạn tuế linh

Phunh páh

Cycas revoluta thumb

Họ Vạn tuế Cycadaceae

Đau lưng, đau thận

298.       

 cốt khí ,muồng hòe

Phunh tá pùi

Cassia oocidentalis

Họ Đậu Fabaceae

Sốt, ăn không tiêu

299.       

Vòi voi (dền voi)

Phunh plà mưn

Heliotropium indicum

Họ vòi voi Boraginceae

Viêm tay, tê thấp, mụt nhọt

300.       

Móc mèo (vuốt hùm)

Phunh ngù rung

Caesalpinia minax hance

Họ Đậu Fabaceae

Đau nhức cả người, khó ngủ

301.       

Vú bò (ngải phún)

Phunh pạch

Ficus simplicissima lour

Họ Dâu tằm Moraceae

Ưù huyết, đầy trướng, mặt vàng

302.       

Trinh nữ

 mắc cỡ

Mimosa pudica L.

Họ Đậu Fabaceae

Gây ngủ, dịu thần kinh, đau nhức xương

303.       

Xào dông

Phunh ngay klài

 

 

Ho hen xuyển (người lớn)

304.       

Rau bợ, cỏ bơ

Nhjăm ping

Marsilea quadrifolia L.

Họ rau bợ Marsileaceae

Bạch đới, hạ huyết áp, mất ngủ

305.       

Tầm phỏng, bìm bìm

Phunh nhjăm ya klài

Ipomoea digitata L.

Họ tầ phỏng Convdvulceae

Thấp khớp xương

306.       

Cam đường, quýt hôi

Phunh trốy hùnh

Limnocitrulittorale (Miq)Sw.

Họ cam Rutaceae

Viêm phế quản mãn tính, ho

307.       

Rau mỏ

Phunh nhjăm nhjo

Gymnema tingens (Roxb) Speng

Họ thiên lý Asclepiadaceae

Giải nhiệt, thông tiểu tiện

308.       

Ngũ trảo (hoàng kinh, )

Phunh nhàn

Vitex negundo L.

Họ cỏ roi ngựa Verbenaceae

Đắp sưng tấy, xông hơi sau khi sanh đẻ, cảm nặng

309.       

Kim tiền thảo

Harớt chà liền

Desmodium styraci-tolium (Osb), Merr

Họ Đậu Fabaceae

Đắp đứt tay chân, cầm máu, sỏi túi mật, sỏi thận, phù thủng

310.       

Sâm  đạihành

Pa thunh phồn

Eleutherine blubosa

Họ la ơn Iridaceae.

Viêm da, viêm họng, giảm phản ứng

311.       

Cây me đất

Phunh minh kanứk

Lencas zeylaniaca L R. Br

Hoa môi Lamiaceae

Cảm ho, đau dạ dày, đau mắt, rắn cắn

312.       

Tô mộc

Phunh pang

Cae salpi nia sappan L.

Họ Đậu Fabaceae.

Đau nhức lưng, xương cốt, tắm rôm sẩy

313.       

Rau tần ô

Nhjăm phành

Chrysanthemum coronarium

Họ cúc Asteraceae

Cảm cúm, ho, hen

314.       

Cây sột soạt

Phunh mì

 

 

Nha chu, sâu răng

315.       

Chùm rụm

Phunh taihu

Polythia intermedia (pierre). Ban

Họ na Annonaceae

Kiết lị, trĩ nội, ngoại

316.       

Muồng trầu

Muồng trầu

Cassia alata L.

Họ Đậu Fabaceae

Hắc lào, lang ben

317.       

Thù lù lông

Phunh pọh púr

Physalis peruriana L.

Họ cà Solonaceae

Mụt nhọt, ung thư giai đoạn đầu

318.       

Chàm (chàm đậu)

Phunh mo

Indigofera tinctoria L.

Họ Đậu Fabaceae

Viêm hạch hạnh nhân, viêm lợi chảy máu, chân, tay bị dập thối

319.       

Mướp đắng (hồng cô nương)

Phunh nhjăm ya

Momordica charantia L.

Họ bí Cucurbitaceae

Ho, tắm trẻ em rôm sẩy

320.       

Cây ba vỏ (cù đèn lông)

(Glài nhík) Hunh chanây

Croton crassifollus geiseler

Họ thầu dầu Euphorbiaceae

Đau nhức, thần kinh tọa

321.       

Cánh kiến trắng

Cánh kiến trắng

Styrax tonkinensis (pierre) Craubex hart

Họ Bồ đề  Styracaceae

Viêm phế quản kinh niên

322.       

Thuốc dấu (hồng tước san hô)

Trùr thinh

Pedilanthus tithymaloides (L), poit, euphorbia tithymaloides L.

Họ thầu dầu Euphorbiaceae

Bị thương đứt chân tay

323.       

Sầu riêng

Sầu riêng

Ouriozibethimus Murr

Họ gạo Bombacaceae

Sốt, về gan, da vàng do gan

324.       

Cây lúa

Phunh ktài

Oryzasativa L.

Họ lúa Poaceae

Phong ngứa ngoài da.

          Trong số các mẫu vật thu được, hiện còn một số mẫu do không đủ các tiêu chuẩn định loại nên chưa đưa vào danh lục.

                 Trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng, một số cây thuốc không phải là các cây đã từng có tại địa phương (Hồ tiêu, Đỗ trọng, Thảo qủa, Ô đầu…), hoặc một số loài trước đây có nhưng hiện không phát hiện thấy hoặc còn rất ít tại địa phương ( Ba kích, Tô Mộc, Mã tiền…).

          Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các lương y dân tộc Chăm, chúng tôi thấy đại đa số các lương y đều dùng các cây thuốc nam hoang dã có tại địa phương hoặc lấy từ các địa phương khác ( Như cây Kim chữa Rắn cắn của lương y Lư Hào thôn Thánh Tín xã Phước Hải, lấy từ rừng nguyên sinh Tỉnh Lâm Đồng), cá biệt một số người có quan điểm y học rất giống với Y học Trung quốc( lương y Nguyễn Hữu Tào, lương y Nguyễn Văn Thừa...). Có lẽ họ bị ảnh hưởng của y lý Trung y nên trong bài thuốc của các ông lương y này có mặt một số vị “thuốc Bắc” (Đỗ trọng, Đảng sâm, Độc hoạt, khương hoạt, phong phong, Tế tân...). Tuy vậy, ngay trong bài thuốc của các lương y này, tỷ lệ cây thuốc hoang dã được sử dụng vẫn chiếm đa số.

          Nhìn chung, thành phần loài cây thuốc đồng bào Chăm sử dụng khá phong phú. Sau hai năm điều tra, qua các thông tin về công dụng của 324 loài thuộc 78 họ thực vật. (bảng 2) mà đồng bào sử dụng chữa bệnh, chùng tôi lựa chọn một số cây thuốc tạm chia ra theo 10 nhóm bệnh như sau:

 

1. Các thuốc an thần, gây ngủ.

                          

Tên Việt             Tên Chăm

1.1                      Bình vôi                                 Bơ rác (Pọ prai )

1.2                       keo dậu                                 Thănk ka krẹp

1.3                      Cỏ bợ                                    Chăm piah

1.4                      Lạc tiên                                  Harếh bao

1.5                      Sen                                        Cha reh

1.6                      Táo ta                                    Phunh chiệp

1.7                      Vông nem                              Hala phunh tạo

1.8                                                       Thảo quyết minh                    Thao quyet minh

1.9                                                       Vông vang                             Cây dấm

1.10                                                   Đùm đũm                              Đùm đũm

…………………….

 

2. Các thuốc chống viêm giảm đau, trị thấp khớp.

                          

                             Tên Việt                               Tên Chăm

2.1                                                       Chùm ruột                              Chùm ruột

2.2                                                       Đàn hương trắng                     Đàn hương trắng

2.3                                                       Đau xương                             Lay dẹ

2.4                                                       Hoàng kinh                             Phunh nhàng

2.5                                                       Huyết đằng                             Cu mo

2.6                                                       Lá lốt                                     Chư bả (Tự loắ)_

2.7                                                       Mã tiền                                   Phunh căm

2.8                                                       Nhàu nước                             Phunh nhiao

2.9                                                       Nho rừng                               Phunh klài

2.10                                                   Thần xạ                                  Sầm sạ.

2.11                                                   Thiên niên kiện                       Cỏ roát tăng.

2.12                                                   Thổ phục linh                         Cu cung

2.13                                                   Vú bò                                    Thông mỏ (Tây mo).

………………

 

3. Các thuốc trị cảm sốt, thanh  nhiệt và trị sốt rét.

 

                           Tên Việt                                Tên Chăm

3.1                      Giàng xay                               Pơ

3.2                      Hương nhu trắng                     E thé

3.3                      Ké đồng tiền                          

3.4                      Lức                                        Tả trạch (tắ trặ)

3.5                      Na                                         Đểu (đếu)

3.6                      Sầu đâu                                 

3.7                      Thạch hộc                              Klang tâu

3.8                                                       Bạc hà

3.9                                                       Bạch chỉ

3.10                                                   Cúc hoa

………

 

4. Các thuốc chữa ho, trị hen suyễn

 

                           Tên Việt                                Tên Chăm

4.1                      Bách bộ                                 Bách bộ

4.2                      Cà độc dược                          Phunh tunh

4.3                      Cam thảo dây                         Hrế kinh

4.4                      Cam thảo đất                          Cam thảo đất

4.5                      Cỏ mần trầu                           Sơ chài

4.6                      Thanh long                             Bằng cải pô

4.7                      Xạ can                                   Nrai

4.8                                                       Chanh                                    Chanh

4.9                                                       Xào dông                               Xào dông

4.10                                                   Cam đường(quýt hôi)             quýt hôi

……………

 

5. Các thuốc trị cao huyết áp và các bệnh về máu

 

                           Tên Việt                                Tên Chăm

5.1                      Cỏ nhọ nồi                             Rớ tằng

5.2                      Dừa cạn                                 Tứ qúi

5.3                      Huyết giác                              Phunh kachắk mao

5.4                      Kiến cò                                  Phunh có

5.5                      Me rừng                                 Phunh đa

5.6                      Chàm (chàm đậu)                   Phunh mo

5.7                      Thuốc dấu (hồng tước san hô) Trùr thinh

5.8                      Rau bợ, cở bợ, rau bợ nước    Nhjăm ping

5.9                      Vú bò (ngải                            Phunh pạch

5.10                    Sâm rừng                               Klài chọk

5.11                    Rễ sy                                     Rễ sy

5.12                    Huyết rồng (kê huyết đằng  Harếk kumo

5.13                    Hoàng kỳ nam                        Phunh chjồng

5.14                    Nghệ                                      Nghệ vàng

5.15                    Nga truật                                Thah mo chụk

    ................     

 

6. Thuốc trị lỵ, ỉa chảy. Táo bón

 

                           Tên việt                                Tên Chăm

6.1                                                       Bàng hôi                                Bàng hôi

6.2                                                       Chiêu liêu                               Chiêu liêu

6.3                                                       Cỏ sữa lớn lá                          Ecthay laprong

6.4                                                       Rau sam                                 Rau sam

6.5                                                       Tô mộc                                  Ph. Tang

6.6                                                       Vàng đắng.                             Vàng đắng

6.7                                                       Cỏ sữa nhỏ lá                         Cỏ sữa nhỏ lá

6.8                                                       Cây xuân hoa( cây co khỉ)      cây co khỉ

6.9                                                       Khoai lang                              Khoai lang

6.10                                                   Rau muống                            Nhjăm pônh tathí

6.11                                                   Hồng xiêm                             Sumache

6.12                                                   Lá chua me đất                       Lá chua me đất

6.13                                                   Mơ tam thể                             Phunh hala prụk

……….

 

 

7. Các thuốc trị các bệnh ở gan mật.

 

                           Tên việt                                Tên Chăm

7.1                      Ba vỏ                                     Chân nai

7.2                      Mía dò                                   pầu cầu trăng

7.3                      Rau má                                  Rau mé

7.4                                                       Sâm rừng.                              Sâm rừng

7.5                                                       Mào gà trắng                          Ngù mần núk

7.6                                                       Dứa dại                                  Phunh chakhek klài

7.7                                                       Cỏ may                                  Châm chú

7.8                                                       Cỏ mần trầu                           Ha rớk chài

7.9                                                       Cà dại hoa trắng                     Pọh trông an

7.10                                                   Hoàng liên gai, hoàng mù        Phunh talang kal

.........

 

8. Các thuốc điều hoà kinh nguyệt.

 

                           Tên việt                                Tên Chăm

8.1                      Hương phụ                             Pủa xua rứa (pọ rứa roặ)

8.2                      Ích mẫu                                  Ích mẫu

8.3                      Ngải cứu                                Ngải cứu

8.4                      Nga truật                                Tha mo chu

8.5                                                       Củ gai                                    Củ gai

8.6                                                       Cỏ ba cạnh                            Cỏ ba cạnh

8.7                                                       Bạch đồng nữ                         Ka pắk klài

8.8                                                       Bọ mẩy                                  Bọ mẩy

8.9                                                       Mò mâm xôi                           Mò mâm xôi

8.10                                                   Xích đồng nam                      Xích đồng nam

………..

 

9. Các thuốc bổ tăng sinh lực, tăng khả năng miễn dịch.

 

                           Tên Việt                                Tên Chăm

9.1                      Bình vôi trắng                        Pọ Brai ala bôn

9.2                      Củ gió đất                              Mào lúi

9.3                      Ngũ gia bì                              Phen lan

9.4                      Nhàu rừng                              Phunh puao

9.5                      Tắc kè                                   Tắc kè

9.6                      Tật lê                                     Chah.

9.7                                                       Đẳng sâm                               Đẳng sâm

9.8                                                       Củ mài                                   Củ mài

9.9                                                       Đậu ván trắng                         Phunh pọh pài

9.10                                                   Kê huyết đằng                        Hạrêk kìrah ( Hạrêk kumo)

………..

 

10. Các thuốc khác.

 

           Tên việt                         Tên Chăm         Công dụng.

10.1     Bứa                                                           Trị dị ứng.

10.2     Chùm ngây                     Cỏ dông             Kích thích tiêu hóa.

10.3     Cóc                                Nức crát              Tro trị  ung nhọt

10.4     Đồng tiền lông                                           Lợi tiểu

10.5     Lô hội                                                       Bảo vệ da

10.6     Mướp đắng                     Phunh dăm gia     Trị đái tháo.

10.7     Rau dừa nước                 Dăn cẩn pù          Trị đái dưỡng chấp

10.8     Rau đắng                        Chăm phí            lợi tiểu

10.9     Sa nhân                                                     Kích thích tiêu hóa

10.10   Xương rồng bà có gai                                Làm đẹp da.

…………….

 

          Việc phân chia trên 300 cây thuốc thành 10 nhóm bệnh chỉ có ý nghĩa tương đối, vì một cây thuốc, vị thuốc có thể có nhiều công dụng khác nhau. Vì vậy trong mỗi nhóm chúng tôi chỉ chọn một số cây điển hình, mong rằng qua ý kiến của các đồng nghiệp và các bạn đọc, chúng tôi có thể điều chỉnh chính xác hơn.

Trong bảng 2, phần tên tiếng Chăm một số cây thuốc người Chăm không có tên riêng mà dùng luôn tên phổ thông như: Sầu riêng, Muông trâu, Mắc cỡ, lá Bỏng, Sầm sạ, Hạ khô thảo v.v… Nên chúng tôi ghi luôn tên phổ thông người Chăm vân gọi.

Về công dụng của các cây thuốc, phần lớn là tóm tắt các công dụng mà chúng tôi điều tra đồng bào Chăm vẫn sử dụng chữa bệnh.

Vì điều kiện ( thời gian, kinh phí …) có hạn nên chúng tôi chưa viết đầy đủ tính năng tác dụng, vị trí phân bố của cây thuốc đó chúng tôi chọn một số cây ( 226 cây ) viết trong cuốn sách cây thuốc và bài thuốc người Chăm tỉnh Ninh Thuân kèm theo báo cáo đề tài này.

 

4.3 Kết quả điều tra các bài thuốc đồng bào Chăm sử đã dụng chữa bệnh.

Trong  khoảng thời gian 2 năm (2006-2007), chúng tôi đã điều tra, thu thập được 677 bài thuốc thường được sử dụng trong đồng bào dân tộc Chăm, thể hiện qua bảng phụ lục 2. (Do thời gian hạn chế, một số vị thuốc chưa có mẫu tiêu bản đối chứng nên không xác định được chính xác tên phổ thông và tên khoa học, chúng tôi dùng tên dân tộc để đảm bảo tính chính xác và tiện tra cứu sau này).

Sau khi phân tích 677 bài thuốc của đồng bào Chăm chúng tôi điều tra được, chúng tôi thấy rằng các bài thuốc của đồng bào đã sử dụng khá nhiều các cây thuốc và vị thuốc, chúng tôi đã tổng hợp được 679 cây thuốc và vị thuốc đồng bào đã sử dụng trong các bài thuốc của mình, thể hiện qua bảng phụ lục 3.

Nhận xét: - Số cây thuốc, vị thuốc được dùng nhiều, xét trên phương diện tần số xuất hiện trong 10 bài trở lên có 112 vị, trong đó một số vị sử dụng nhiều như: Ba vỏ 26 bài; Bạch tật lê 44 bài; Cam thả bắc 45 bài; Cam thảo nam 84 bài; Chó đẻ răng cưa 24 bài; Cối xay 105 bài; Cỏ Mần trầu 43 bài; Cỏ mực 73 bài; Cỏ xước 64 bài; Củ gío đất 51 bài; Dây chiều 35 bài;  Dây đau xương 41 bài; Gừng 61 bài; Hương phụ 53 bài; Huyết giác 30 bài Huyết rồng 39 bài; Ích mẫu 33 bài; Ké đầu ngựa 38 bài; Kinh giới 27 bài ; Lạc tiên 47 bài; Lá lốt 41 bài; Mắc cỡ 97; Nho rừng 23 bài;  Mã đề 26 bài; Mộc Hương 19 bài; Nghệ đen 32 bài; Ngải cứu 28 bài; Nghệ vàng 25 bài; Ngưu tất 72 bài; Quế chi 31 bài; Rau má 22 bài; Rễ Cỏ tranh 34 bài; ã cây nhàu 54 bài; Tang ký sinh 46 bài; Thần sạ 54 bài; Thiên niên kiện 38 bài; Thổ phục linh 53 bài; Trần bì 67 bài; Vòi voi 31 bài; cây sung 28 bài; vú bò 26 bài; ...

- Hầu hết các vị thuốc đồng bào sử dụng là các vị thuốc nam, Tuy nhiên đồng bào có sử dụng một số vị thuốc bắc như: Bạch truật, Bạch thược, Cam thảo Bắc, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Liên kiều, phòng phong, Tế tân nhưng tần số xuất hiện trong các bài rất ít. Điều này cũng chứng tỏ các Thày thuốc người Chăm có ảnh hưởng của y lý trung y. Vị thuốc Vòi voi tần số xuất hiện trong 31 bài thuốc, phần lớn là các bài thuốc chữa về khớp và các bệnh đau nhức, nhưng Vòi voi là cây thuốc có độ độc cao, nhiều nguy cơ gây bệnh ung thư đã được nhiều tài liệu nói tới, vì vậy khuyến cáo bà con nên thay thế vị thuốc khác, không nên dùng Vị thuốc Vòi voi vào chữa bệnh.

          - Các vị thuốc đồng bào dùng nhiều trong các nhóm bệnh:

+ Thuốc an thần, gây ngủ, các vị dùng nhiều là: Bình voi, Lạc tiên, Tâm sen, Táo nhân, Thảo quyết minh, Lá vông.

+ Chống viêm giảm đau, trị thấp khớp, các vị được dùng nhiều là: Dây đau xương, Lá lốt, Mã tiền chế, Rễ nhầu, nho rừng, thần xạ, Thiên Niên kiện, Thổ phục linh, Mắc cỡ, khương hoạt, độc hoạt, Đỗ trọng, Cốt toái bổ, Cỏ xước, Dây chiều, Đa đa, Hy thiên, Ngưu tất, Phòng phong, Rau muống biển, Tang ký sinh, Vòi voi...

+ Cảm sốt, thanh  nhiệt và trị sốt rét, các vị được dùng nhiều là: Bạc hà, Bạch chỉ, Bồ công anh, Cát căn, Cúc hoa, Cốt xay, Đạu đen...

+ Chữa ho, trị hen suyễn các vị được dùng nhiều là Bán hạ, Rễ cây Chanh, Trần bì, Cam thảo dây, Cam thảo đất, Cỏ mần trầu...

+ Thuốc trị cao huyết áp và các bệnh về máu, các vị được dùng nhiều là: Cỏ mực, Huyết giác, Vú bò, Huyết rồng, Câu đàng, Đươpng quy, Trắc bá diệp...

+ Thuốc trị lỵ, ỉa chảy. Táo bón, Đau Bao tử, các vị được dùng nhiều là: Cỏ Sữa nhỏ lá, Rau Sam, Lá Mơ, Tô mộc, Mẫu Lệ , Mai mực...

+ Thuốc trị các bệnh ở gan mật các vị được dùng nhiều là: Ba vỏ, rau má, Dứa dại, Chó đẻ răng cưa, Nhân Trần, Ý dĩ...

+ Thuốc điều hoà kinh nguyệt, các vị được dùng nhiều là: Hương phụ, Ích mẫu, Ngải cứu, Nghệ đen, Vỏ Sung, Xuyên Khung...

+ Thuốc bổ tăng sinh lực, tăng khả năng miễn dịch các vị được dùng nhiều là: Củ gió đất, Ngũ da bì, Bạch tật Lê, Đảng sâm, Đinh lăng, Thục địa......

- Đồng bào Chăm sử dụng cây thuốc, vị thuốc có sự trùng hợp về công dụng của nhiều loài cây thuốc, vị thuốc với các dân tộc khác: Mai mực, Mẫu lệ chữa đau dạ dày, Dứa dại chữa các bệnh về thận, Chó đẻ răng cưa chữ các bệnh về gan, Dây Đau xương, Lá lốt, mã tiền chữ các bệnh đau nhức xương cốt... Đây là sự trùng lặp thông tin rất đáng lưu ý trong điều tra sàng lọc dược học dân tộc, và một điều nữa khẳng định người Chăm dùng thuốc chữa bệnh có sự giao thoa gữa các dân tộc khác.

   - Sự khác biệt của của đồng bào Chăm với các dân tộc khác biểu hiện ở nhiều cây thuốc mới như Nho Rừng, Thần sạ, Đa đa, Thương vàng dùng chữa đau nhức xương khớp có tác dụng tốt. Cây Cối xay, các dân tộc khác chủ yếu dùng chũa cảm sốt nhưng người Chăm đã dùng trong 105/ 677bài chữ nhiều chứng bệnh như đau đầu, sốt, các bệnh về khớp, các bệnh về tiết niệu...Mặt khác, cây Cối xay có môi trường sống đa dạng: Đồng bằng, rừng núi, vùng cát ven biển, trong địa bàn tỉnh ta chỗ nào cũng có cây Cối xay mọc, vì vậy có nguồn nguyên liệu dồi dào không sợ cạn kiệt. Về tác dụng chữa bệnh mới mà người Chăm sử dụng, đây cũng là những thông tin tốt cho các điều tra và nghiên cứu tiếp theo.

- Khi tổng hợp 677 bài thuốc sưu tầm của người Chăm chúng tôi đã thống kê các bệnh người chăm đã chữa qua các bài là 90 bệnh, thể hiện qua bảng phụ lục 4.

Nhận xét: Số bệnh  được đồng bào chữa  nhiều, xét trên phương diện tần số xuất hiện trong 10 bài trở lên có 18 chứng bệnh đó là: Thuốc chữa sốt rét 13 bài; Chữa viêm gan mãn (cấp), viêm gan siêu vi B, vàng da 24 bài; Chữa đánh té, bầm tím, gãy trật 11 bài; Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh, băng huyết, bế kinh 32 bài; Chữa tiểu đường 13 bài; Chữa cảm cúm, sốt, cảm thương hàn 26 bài; Chữa đau dạ dày 40 bài; Chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang 15 bài; Chữa nhức đầu, đau đầu 21 bài; Chữa kiết lỵ, kiết lỵ ra máu đờm 27 bài; Chữa đau thần kinh tọa 49 bài; Chữa tê bại, phong tê thấp - Đau khớp, ra mồ hôi tay chân – Viêm đa khớp – Thấp khớp, đau cánh tay 106 bài; Chữa tiêu chảy – Rối loạn tiêu hóa 17 bài; Chữa mụn nhọt, lở ngứa, lác, hắc lào, phong ngứa, đinh độc, hậu bối 19bài; Chữa đau lưng 34 bài; Chữa cao huyết áp 18 bài; Chữa ho, ho ra máu, ho gà, ho mất tiếng 19 bài; Chữa phù thận, phù do viêm gan, phù thủng 15 bài. Qua đây ta thấy đồng bào Chăm chữa được rất nhiều chứng bệnh thông thường trong cộng đồng, nhưng nổi trội tập trung ở một số bệnh về khớp, đau nhức cơ thể ( 106 bài ), đau thần kinh tọa ( 49 bài ), các bệnh về phụ nữ ( 32 bài), đau bao tử ( 40 bài )….

Đây có thể là những thông tin tốt để chúng ta đi sâu nghiên cứu các bài thuốc của đồng bào Chăm.

Tóm lại, để đánh giá các bài thuốc của của đồng bào cần có thêm thời gian, kinh phí và các phương pháp hỗ trợ khác.

 

4.4. Xây dựng vườn bảo tồn cây thuốc người Chăm Ninh Thuận.

4.4.1. Xác định các loài ưu tiên bảo tồn.

          Trên cơ sở kết quả số cây thuốc, vị thuốc được dùng nhiều, xét trên phương diện tần số xuất hiện trong các bài thuốc chúng tôi xác định 36 loaì sau đây cần ưu tiên bảo tồn trong thời gian tới:

1. Ba vỏ, 2. Bạch tật lê, 3. Cam thảo nam, 4. Chó đẻ răng cưa, 5. Cối xay, 6. Cỏ xước, 7. Củ gío đất, 8. Dây chiều, 9. Dây đau xương, 10. Gừng gió, 11. Huyết giác, 12. Huyết rồng, 13. Ích mẫu, 14. Ké đầu ngựa, 16. Lạc tiên, 17. Mắc cỡ, 18. Nho rừng, 19.  Nghệ đen, 20.  cây nhàu, 21. Thần sạ, 22. Thiên niên kiện, 23. Thổ phục linh, 24. vú bò, 25. Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus), 24. Ba kích, 25. Bách bộ, 26. Bạch đồng nữ,  27. Hà thủ ô trắng, 28. Hà thủ ô đỏ, 29. Dứa dại, 30. Hoàng tinh hoa trắng, 31. Bầu đất, 32. Thạch xương bồ, 33. Đu đủ rừng, 34. Cẩu tích, 35. Bình vôi, 36. Thiên môn.

 

Có thể dễ nhận thấy, hầu hết các loài trong danh sách trên thuộc danh lục các loài cây quý hiếm và bị đe doạ tại Việt nam. Tuy nhiên, trong đó có một số loài chỉ mang ý nghĩa khu vực, bởi lẽ chỉ hiếm và cần bảo tồn tại Ninh Thuận do thực tế phân bố và nhu cầu khai thác sử dụng của đồng bào qúa cao.

4.4.2. Xây dựng mô vườn bảo tồn cây thuốc:

Được sự đồng ý của Ủy Ban Nhân Dân và Hội đông y huyện Ninh Hải chúng tôi đã lựa chọn Hội đông y huyện Ninh Hải để xây dựng vườn thuốc bảo tồn. Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh Hải quy hoạch cho  Hội đông y huyện 250m2  ngay trong khuôn viên cơ quan Hội Đông y huyện để xây dựng vườn thuốc.

 Thuận lợi : vị trí đất chọn làm vườn nằm trong khuôn viên đất do Hội Đông y huyện Ninh Hải quản lý, thuận lợi cho vấn đề chăm sóc, bảo quản.

Vị trí đất nằm ở vị trí trung tâm của huyện, nên việc tuyên truyền cho nhân dân sau này sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi.

Khó khăn : Thổ nhưỡng đất của khu vườn chủ yếu là đất cát pha mạn, khô hạn đòi hỏi cần có kinh phí cải tạo đất, có hệ thống nước thường xuyên.

Để phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn. Trước khi triển khai đề tài chúng tôi đã tổ chức hội nghị chuyên đề (xây dựng mô hình vườn bảo tồn cây thuốc nam người Chăm).

Thành phần bao gồm : lãnh đạo Hội Đông y tỉnh, huyện Hội ninh Hải ; các thành viên tham gia đề tài.

Hội nghị đã nhất trí triển khai đề tài và phân công như sau:

Hội Đông y huyện Ninh Hải có trách nhiệm thuê công làm đất, lên luống, trồng cây thuốc, rào xung quanh vườn để bảo vệ, chăm sóc, tưới nước, làm cỏ, bón phân. Chăm sóc cây sinh trưởng phát triển.

Nhóm nghiên cứu đề tài (các cộng tác viên) có trách nhiệm lập sơ đồ các loại cây thuốc cần trồng, hướng dẫn kỹ thuật làm đất, lên luống, phân lô, trồng, chăm sóc vườn thuốc nam. Trong qúa trình điều tra sưu tầm các loại giống cây thuốc theo yêu cầu.

Thời gian bắt đầu triển khai vào đầu tháng 9 năm 2006.

Theo sự phân công của chủ nhiệm đề tài. Hội Đông y huyện Ninh Hải và nhóm cộng tác viên bắt tay vào công việc của mình:

Hội Đông y huyện Ninh Hải tiến hành rào khuôn viên khu đất trồng diện tích từ 250m2 bằng rào lưới B40, có cột trụ cách nhau 3 – 5m một trụ, có cửa vào vườn; làm đất, lên luống; bón lót bằng phân chuồng (Bò, dê, cừu hoai mục).

Nhóm cộng tác viên kết hợp với các thày thuốc người Chăm sưu tầm cây thuốc về trồng.

Sau hơn một năm triển khai (từ tháng 9/2006 – 11/2007), ngày 15/11/2007 đoàn liên ngành giữa Hội Đông y( tỉnh, huyện Ninh Hải) - Sở khoa học Công nghệ - Chủ nhiệm đề tài đi kiểm tra tiến độ thực hiện của đề tài trong đó có kiểm tra vườn bảo tồn cây thuốc nam người Chăm kết quả như sau:

Hội Đông y huyện Ninh Hải triển khai xây dựng vườn trồng đúng kế hoạch đặt ra: Vườn có diện tích  250m2 có hàng rào bao quanh bằng rào B40 có cột vững chắc, cổng ra vào có khóa, trước cổng có bảng hiệu (vườn bảo tồn cây thuốc nam người Chăm), vườn đã trồng được trên 60 chủng loài cây đó là: Cam thảo nam, Chó đẻ răng cưa,  Bạch tật lê, Bìm bìm,  Hà thủ ô trắng, Đậu săng, Cây Ngà voi, Đỗ trọng nam, Thổ cao ly sâm, Trắc bách diệp, Bình vôi, Lạc tiên,  Kiến cò, Mẫu đơn, Nghệ đen (Nga truật), Trâm bầu, Trúc mọi, Kim vàng,  Dừa cạn, Huyết dụ, Lẻ bạn, Mãng cầu ta, Muồng trâu, Đu đu rừng, Cây Râu mèo, Rau ngót, Keo dậu (Táo nhơn), Vông nem, Cây Đại (Bông sứ), Đại tướng quân, Nhàu, Sống đời,Trinh nữ ( Mắc cỡ), Trinh nữ hoàng cung, Hổ vĩ mép lá vàng, Cà độc dược, Hoàn ngọc, Dâm bụt, Sâm đại hành, Thổ phục linh, Bông tứ qúy, cây Cối xay, Xuyên tâm liên, Bồ công anh, Bố chính sâm, Hạ khô thảo, Ké đầu ngựa, Cóc rừng, Táo ta, lựu, Sa nhân, Lẻ bạn, húng chanh, Lá lốt, Mạch môn, Thiên môn, Quýt rừng, Chùm ruột, Ngũ da bì gai, Cỏ xước, Gừng gió, Huyết giác. Phèn đen.

 Mỗi chủng loài có 10-15 cá thể, Các cây trồng, đảm bảo xanh tốt và phát triển, mỗi chủng loài có bảng tên cây thuốc bao gồm:  tên khoa học, tên thông thường, tên người Chăm, bộ phận dùng, công dụng chính của cây thuốc đó.

Nhận xét:

Nhìn chung các cây thuốc trên lấy giống từ nhiều vùng đất khác nhau đem về trồng nhưng do cải tạo đất trồng, chủ động được nguồn nước nên nhìn chung cây phát triển tốt.

Nhiều loại cây thuốc thân gỗ, đồng bào khai thác ở trên rừng về để làm thuốc như  cây Ba vỏ, Đa đa, cây Duối, cây Trâm bầu, cây Sộp, Cây mã tiền, cây Vú bò,  thần sạ, Thảo nam sơn...nên việc lấy giống về trồng rất khó khăn, một là phải vào rừng sâu mới tìm thấi, hai là việc đánh về trồng rất khó sống...

 

 

Phương hướng phát triển: từng bước thu thập và nhân giống các cây thuốc quý hiếm trong khu vực để nhân rộng tại vườn bảo tồn và cung cấp cho các trạm y tế, các cấp hội Đông y, trường học, hộ gia đình trong khu vực:

Các cây trong danh sách ưu tiên gồm: . Bạch đồng nữ,  Bồ công anh, Bưởi bung, Hà thủ ô trắng, Dây đau xương, Dứa dại, Hoàng tinh hoa trắng, Ké đầu ngựa, Bầu đất, Thiên niên kiện, Thổ phục linh, Bình vôi, Thiên môn, Cối xay, Nghẹ đen, Trúc mọi, Gừng núi, Hỏ vĩ mép lá vàng, Trinh nữ hoàng cung, Lá gai ( 20 loài). Ngoài ra, đã thu thập 30 cây thuốc khác không thuộc danh lục ưu tiên để trồng phục vụ nhu cầu chữa bệnh (Thảo quyết minh, Ba vỏ, củ Gió đất Kiến cò, Củ nần, Nho rừng ,Thần sạ…), nhiều cây trong số này chưa xác định được tên phổ thông.

Tương lai vườn bảo tồn cây thuốc nam người Chăm sẽ là nơi Học tập, tuyên truyền cho mọi người dân trong cộng đồng đều biết sử dụng các cây thuốc nam chữa các chứng bệnh thông thường, là cơ sở hướng dẫn nhân dân nhận biết đúng cây thuốc, biết sử dụng cây thuốc hợp lý, tránh nhầm lẫn, là cơ sở cung cấp các loại cây giống cho các vườn thuốc mẫu.

 

4.5 Cuốn sách “ Cây thuốc và bài thuốc người Chăm”

Kết quả điều tra chúng tôi đã tổng hợp được 324 cây thuốc và 677 bài thuốc đồng bào Chăm đã sử dụng chữa bệnh từ trước tới nay, chúng tôi chọn một số cây thuốc và bài thuốc điển hình xây dựng một cuốn sách “ Những cây thuốc và bài thuốc của người Chăm”.

Tập sách nhỏ này là tài liệu sơ bộ tổng hợp các kết quả điều tra khảo sát được về dược học cổ truyền của dân tộc Chăm trong 2 năm qua và bước đầu đã trình bày được một số nét dộc đáo đặc sắc của dược học cổ truyền của dân tộc Chăm bao gồm cả người Chăm Ba La Môn, người Chăm Bani và người Chăm Ixlam.

Tập sách chia làm hai phần: Phần một: Một số cây thuốc thường dùng của dân tộc Chăm, phần hai là: Những bài thuốc thường dùng của dân tộc Chăm.

Phần một: Một số cây thuốc thường dùng của dân tộc Chăm, chúng tôi lựa chọn trong số 324 cây thuốc thu thâp được, để biên soạn. Mỗi cây thuốc được biên soạn theo các nội dung sau:

- Tên cây thuốc: bao gồm tên thông thường, tên khác; tên của các dân tộc vẫn gọi (nếu có) và tên khoa học đi kèm với họ thực vật. Mục đích của chúng tôi là ai đọc tới cây thuốc nào cũng hiểu được, nhận biết được; kèm theo tên khoa học để nhằm phục vụ các nhà chuyên môn nghiên cứu sâu hơn, tránh sự nhầm lẫn.

- Nguồn gốc: Nói lên, cây xuất xứ ở một vùng nào đó trong nước hoặc ở nước khác ( Đỗ trọng , Độc hoạt nhập từ Trung quốc, Sâm cau, Sâm Ngọc linh từ Quảng Nam...) được được di thực về trồng.

- Thành phần hoá học chính: Những cây thuốc đồng bào sử dụng, đã thành danh, đã xác định được thành phần hoá học, chúng tôi cũng biên soạn thành phần hóa học chính liên quan tới tác dụng mà đồng bào đã sử dụng.

          - Bộ phận dùng: nói rõ là hoa, lá, thân hay vỏ rễ ; rễ hay củ …để người dùng dễ sử dụng

Công dụng: nói lên tác dụng chính của cây thuốc, vị thuốc, chỉ định dùng chữa những bệnh gì. Ghi chú: bài thuốc nào của đồng bào đã sử dụng cây thuốc đó.

- Cách dùng: Chúng tôi nói rõ cách sử dụng thế nào? (làm thuốc xông, thuốc hãm, ngâm rượu hay thuốc sắc…).

                 Liều lượng : Ngày dùng bao nhiêu ? lần dùng bao nhiêu ? (tính bằng gam).

                 Cuối mỗi cây thuốc có phần ghi chú: Những cây thuốc có tác dụng giốpng cây thuốc đó.

            Để tiện tra cứu và sử dụng những danh từ chỉ tên cây thuốc trong sách được xếp theo tên gọi thông dụng, bạn đọc có thể tra cứu theo tên gọi của người Chăm, và tên khoa học ở phần cuối sách. Trong các mục cách dùng và liều lượng của phần “một số cây thuốc vị thuốc” có chỉ dẫn tới những bài thuốc, đây là những bài thuốc có được nhờ sự đóng góp nhiệt tình của các lương y

trong chương trình nghiên cứu của đề tài. Để đồng thời giữ được tính thừa kế, tính dân tộc, tôn trọng sự đóng góp của các lương y và sự thống nhất trong nội dung tập sách, chúng tôi có một số thay đổi:

Đổi một số từ địa phương sang từ phổ thông, chuyển đổi thống nhất các đơn vị đo lường.

Đổi cho thống nhất tên một số vị thuốc có nhiều tên gọi Mắc cỡ - Xấu hổ, Cây gai Yết hầu -Tật lê, Bồ ngót - rau ngót, Cỏ hôi - Hy thiêm, Giằng xay - Cối xay

          Phần hai là: Những bài thuốc thường dùng của dân tộc Chăm.

Chúng tôi lực chọn những bài thuốc của đồng bào Chăm mà chúng tôi đã điều tra được để biên soạn, trên tinh thần trung thực với các vị thuốc, cách chế biến, cách dùng và công dụng của bài thuốc. Chúng tôi lược bớt một số bài thuốc đã có dẫn ở các sách, y văn khác, bỏ bớt các bài thuốc thành phần chủ yếu là các vị thuốc nhập. Chúng tôi sắp xếp các bài thuốc thành 17 nhóm thuốc, để độc giả dễ tra cứu đó là các nhóm:

 A. Những bài thuốc an thần, gây ngủÛ: 9 bài

B. Những bài thuốc chữa bệnh phụ nữÕ: 78 bài

C. Những bài thuốc chữa bệnh nam giới: 8 bài

D. Những bài thuốc chữa cao huyết áp: 13 bài

E. Những bài thuốc chữa cảm, cảm cúm, sốt rét: 46 bài

G. Những bài thuốc chữa đau dạ dày: 33 bài

H. Bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hoá khác:  59 bài

I. Những bài thuốc chữa bệnh mắt:  3 bài

K. Những bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp: 45 bài

L. Những bài thuốc chữa mẩn ngứa,mụn nhọt: 24 bài

M. Những bài thuốc chữa đau nhức mình mẩy: 179 bài

N. Những bài thuốc chữa bệnh tiểu đường: 9 bài

O. Những bài thuốc chữa đau đầu, suy nhược… : 30 bài

P. Những bài thuốc chữa chấn thương, té ngã: 10 bài

Q. Những bài thuốc chữa bệnh gan mật: 23 bài

R. Những bài thuốc chữa bệnh đường tiết niệu:  33 bài

     S. Các bài thuốc khác:  31 bài

Nhiều bài thuốc chữa phong thấp trong thành phần có Vòi voi là cây có độ độc cao không đưa vào tài liệu này

 

          Việc xuất bản tài liệu này nhằm góp phần cung cấp cho các độc giả, những kết quả ban đầu về nghiên cứu dược học cổ truyền của dân tộc chăm, do còn có nhiều hạn chế, nên các kết quả này chỉ là những viên gạch nhỏ đầu tiên để góp phần khảo cứu và biên soạn tương đối đầy đủ một "Tháp Chàm" về dược học cổ truyền của dân tộc chăm trong tương lai. Việc làm này cần huy động được nhiều nhà khoa học có uy tín và trình độ cao và nhất là những nhà khoa học, y học, dược học, sinh học thuộc dân tộc chăm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần thứ năm

 

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

 

5.1 Kết luận.

- Số người Chăm làm nghề thuốc nam ở một số địa phương tương đối cao: Người Chăm ở Ninh Thuận cư trú tương đối tập trung ở 22 làng thuộc 12 xã  của 6 huyện, thành phố, nhưng do điều kiện có hạn chúng tôi tập trung điều tra cây thuốc và bài thuốc của đồng bào  ở 10 thôn tập trung trong 6 xã của ba huyện kết qủa: 10 thôn điều tra có 7.572 hộ thì có 1175 hộ gia đình có người làm nghề thuốc nam gia truyền chiếm tỷ lệ 15,51%. Cá biệt xã Xuân Hải có thôn An nhơn và thôn Phước nhơn,  số hộ gia đình làm thuốc chiếm tỷ lệ 54,77%.

- Những cây thuốc và vị thuốc nam đồng bào Chăm Ninh Thuận sử dụng rất phong phú: Qua kết qủa điều tra cho thấy, người Chăm đã sử dụng 324 chủng loại cây và  trên 600 vị trong các bài thuốc chữa bệnh của mình. Nhiều cây thuốc được dùng với những tác dụng chua được các nhà khoa học nghiên cứu như sự sử dụng đa dạng của củ Bình vôi, Cây cối xay, cây ba vỏ, Củ gió đất... Nhiều loại cây thuốc mới chua được nghiên cứu như cây  Nhất đốt tứ diệp chữa  chữa mạch lươn cây kim chữ rắn cắn... đồng bào tự đạt tên trong quá trình điều trị của mình.

- Những bài thuốc cũa đồng bào chúng tôi điều tra được tuy nhiều ( 677 bài) nhưng đây chỉ là phần nhỏ, chưa phải là những bài thuốc thực sự đặc hiệu, những bài thuốc tâm huyết mà bà con người Chăm đã cống hiến cho đề tài, bởi lẽ dễ hiểu là những bài thuốc đặc hiệu là bửu bối, là cần câu cơm mang lại cuộc sống cho  nhiều gia đình người Chăm phụ thuộc vào những bài thuốc đó. Muốn khai thác hết những bài thuốc hay, chũa bệnh có hiệu qủa nhất đòi hỏi phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng.

          - Với sự tham gia và ủng hộ Ủy Ban nhân dân và Hội Đông y huyện Ninh Hải chúng tôi đã xây dựng được 1 vườn bảo tồn cây thuốc tại Hội Đông y huyện Ninh Hải. Đây là những kết quả bước đầu, nhưng cũng chứng tỏ khả năng bảo tồn cây thuốc và tri thức dược học dân tộc là một hướng có triển vọng.

Những kết quả thu được chỉ là bước đầu,  làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này.

5.2 . Kiến nghị:

Dân tôïc Chăm ở Ninh Thuận hiện tại được công nhân có hai nghề truyền thống là nghề Thổ cẩm và nghế Gốm, Nhưng qua điều tra cây thuốc và bài thuốc của người chăm chúng tôi phát hiện, ngoài hai nghề truyền thống trên, người chăm Ninh Thuận có một nghề mà rất đông đồng bào Chăm ở nhiều địa bàn tham gia đó là nghề thuốc nam gia truyền, đông đến mức có làng ( như làng Phước Nhơn xã Xuân Hải) có tới gần 60% hộ gia đình sông bằng nghề thuốc nam gia truyền. Vì vậy chúng tôi kiến nghị :

- Các cấp các ngành tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu xây dựng đề án “ Làng nghề truyền thống thuốc nam gia truyền dân tộc Chăm Ninh thuận “ .

- Những cây thuốc và bài thuốc của ngưới Chăm mà chúng tôi điều tra được, mới mang tính chất tập hợp, thống kê chưa được nghiên cứu đánh giá tác dụng của từng cây thuốc, từng bài thuốc. Đề nghị tiết tục được nghiên cứu.

- Những cây thuốc và vị thuốc đồng bào sử dụng với khối lượng rất lớn, ước tính đồng bào khai thác vài tấn dược liệu mỗi ngày, mà một trăm phần trăm dược liệu được khai thác ngoài tự nhiên. Vì vậy đề nghị tỉnh cân khẩn trương có kế hoạch bảo tồn một số nguồn dược liệu qúy hiếm của tỉnh để khỏi bị tiệt chủng.

- Kết qủa điều tra chúng tôi đã lực chọn những cây thuốc và bài thuốc đồng bào chữa bệnh có hiệu quả, công phu biên soạn bộ sách “ những cây thuốc và bài thuốc của người Chăm tỉnh Ninh Thuận” mong muốn được in ấn cấp phát cho các trạm y tế, các cấp hội Đông y trong tỉnh làm tài liệu nghiện cứu, học tập, ứng dụng trong công tác xã hội hóa y học cổ truyền ở tuyến cơ sở./.

 

 

 

 

 

 

 

Hội đông y Ninh Thuận
Số lượt đọc: 2823 - Ngày cập nhật: 08/01/2015
 Về trang trước    Bản in    Về đầu trang
Bài đã đăng:
12345678
TRANG CHỦ       GIỚI THIỆU       LIÊN HỆ
Designed by  Ninh Thuan Software